Dậy sớm có lợi cho sức khỏe, tốt hơn uống cả nghìn viên thuốc bổ
- Y học 360
- 14:00 - 07/04/2020
Đi ngủ sớm và dậy sớm chiếm 70% sức khỏe của con người. Tâm lý, chế độ ăn uống và dưỡng sinh, mỗi thứ chiếm 10%, do đó chúng ta có thể biết được tầm quan trọng của việc ngủ sớm và dậy sớm đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ đều sẽ không cảm nhận được các vấn đề xảy ra trong cơ thể, nhưng khi qua 40 - 50 tuổi, tất cả các loại bệnh sẽ tìm đến.
Không dậy sớm được thì làm thế nào?
Có thể một phút trước khi thức bạn sẽ cảm thấy rất buồn ngủ, và còn đấu tranh tư tưởng xem có dậy hay không? Tuy nhiên, khi bạn thức dậy và di chuyển xung quanh nhà, bạn đột nhiên sẽ không cảm thấy buồn ngủ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì lúc này khí dương trong cơ thể được sinh ra. Vì phương pháp khiến bạn dậy sớm là thức dậy một cách dứt khoát.
Người thường xuyên thức khuya rất dễ nổi nóng?
Không phải bạn thức dậy càng muộn tinh thần càng tỉnh táo, ngược lại ngủ càng nhiều thì càng mệt. Nếu bạn không tin, bạn có thể ngủ một mạch đến 12 giờ trưa hôm sau, bạn sẽ thấy hậu quả. Ngủ dậy muộn, khí dương trong cơ thể không được sản sinh, khiến con người dễ mất bình tĩnh, đồng thời khi tâm trạng không tốt, thường sẽ hay giận dữ và nổi nóng.
Những người kiên trì dậy sớm sẽ nhận được "7 món quà" cho cơ thể:
1. Có giấc ngủ chất lượng hơn
Các nhà khoa học phát hiện những người thức dậy sớm có giấc ngủ chất lượng hơn những người dậy muộn. Thậm chí, những người ngủ muộn có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, họ thực sự không ngủ đủ giấc ngay cả khi họ ở trên giường lâu hơn những người dậy sớm.
2. Dậy sớm giúp bạn giảm căng thẳng
Khi dậy sớm, tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng, bạn sẽ dễ dàng có tâm trạng thư giãn, lạc quan, loại bỏ được những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tràn đầy năng lượng, không còn trạng thái căng thẳng là hai yếu tố góp phần giúp bạn khỏe mạnh, đẩy lùi được nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về tâm thần.
3. Kết quả học tập nổi bật hơn
Một nghiên cứu của Đại học Texas Mỹ cho thấy kết quả học tập của sinh viên đại học thường xuyên dậy sớm cao hơn so với sinh viên thường xuyên thức đêm, ngủ dậy muộn. Người phụ trách nghiên cứu cho biết, những sinh viên dậy sớm có cuộc sống đều đặn hơn, đến lớp đúng giờ, học tập tích cực hơn và không gặp vấn đề về sức khỏe do thức khuya gây ra.
4. Xử lý công việc cẩn thận và có trách nhiệm hơn
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm thường tỉnh táo hơn, thường có kế hoạch trước, hành động dứt khoát hơn, tỉ suất làm việc của những người này thường hiệu quả hơn, có tổ chức, mục tiêu rõ ràng và có trách nhiệm với công việc.
5. Hình thành những thói quen tốt hơn
Nhiều nghiên cứu cho thấy thức dậy muộn thường do những thói quen xấu khác nhau như thức khuya, tiệc tùng thâu đêm gây ra. Thức dậy sớm giúp bạn học cách từ chối các hoạt động kém lành mạnh và lựa chọn được các thói quen lành mạnh hơn như ăn sáng, tập thể dục...
6. Hạnh phúc hơn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto ở Canada nhận thấy rằng, trạng thái tâm lý và hạnh phúc của con người ở mọi lứa tuổi đều phụ thuộc vào thời điểm ngày mới của họ bắt đầu.
Điều này liên quan đến thực tế là những người dậy sớm có thể bắt đầu ngày mới dưới ánh mặt trời, trạng thái cảm xúc ổn định hơn. Trong khi đó, những người đi ngủ muộn và thức dậy muộn có tâm trạng thất thường và dễ bị trầm cảm hơn.
7. Có vóc dáng thon gọn
Thói quen dậy muộn và đặt lại đồng hồ báo thức không chỉ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều này có thể dẫn đến béo phì. Do đó, thay vì nằm trên giường, hãy dành thời gian này để lấy lại vóc dáng thông qua tập luyện thể dục.
(Nguồn: Aboluowang)