CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:41

Đây là những điều bạn nên làm để "quẳng mọi nỗi lo" thái quá về dịch covid-19

Vào khoảng đầu tháng 3, Tổ chức Y tế Thế giới WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Toàn bộ nước Ý đi vào chế độ phong tỏa để làm chậm sự lây lan của nCoV. Các trường đại học, nhà hát và các sự kiện trên khắp thế giới cũng ở chế độ đóng cửa. Các trường hợp nhiễm mới ở Mỹ không ngừng tăng lên với con số chóng mặt...

Có thể nói, dịch Covid-19 mỗi ngày lại có thêm nhiều diễn biến mới không thể lường trước. Chúng ta liệu có mắc Covid-19 hay không? Liệu có một thành viên nào trong gia đình hay bạn bè của chúng ta phải nhập viện vì căn bệnh mới này? Chúng ta sẽ mất việc làm? Sẽ phải hủy bỏ đám cưới trong thời gian này? Virus SARS-CoV-2 liệu sẽ còn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta bao lâu nữa?...

Làm thế nào để đối phó với chứng lo âu Covid-19 khi chúng ta không biết chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra? - Ảnh 1.

Tất cả những câu hỏi chồng chất ấy tạo nên mối lo âu, hoảng loạn trong lòng mỗi người. Vậy làm sao để giảm lo âu do dịch Covid-19 gây ra? Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe thần kinh và tâm lý học sẽ chỉ ra cho chúng ta ngay dưới đây:

Chăm sóc bản thân tốt nhất

Trong mùa dịch bệnh như dịch Covid-19 hiện nay, bạn có thể dễ dàng quên đi việc chăm sóc bản thân bởi chỉ tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực. Đừng quên, ưu tiên hàng đầu của bạn là đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc bản thân một cách nghiêm túc. 

"Ngủ đủ giấc, tập thể dục, ăn uống đầy đủ" là lời khuyên ngắn gọn, súc tích của BS Beth Salcedo (giám đốc y tế của Trung tâm Ross và là cựu chủ tịch của Hiệp hội lo âu và trầm cảm Mỹ).

Làm tất cả mọi thứ bạn có thể để chăm sóc sức khỏe thể chất của bạn, điều này cực hữu ích cho sức khỏe tinh thần. Tự chăm sóc bản thân với tinh thần tích cực, năng động, nghe nhạc, thực hiện những sở thích mà bạn thích... cuộc sống trong mùa dịch sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Làm thế nào để đối phó với chứng lo âu Covid-19 khi chúng ta không biết chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra? - Ảnh 2.

Đi dạo nơi có nhiều cây xanh, vắng vẻ

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hiện khuyên bạn nên giữ khoảng cách khoảng 2m với bất cứ ai ở bên ngoài cộng đồng. "Nhưng ngay cả khi tự kiểm dịch tại nhà, bạn vẫn nên ra ngoài trời hít thở không khí, đảm bảo phòng thông khí bởi điều này sẽ làm nên sự kỳ diệu cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Tất nhiên, bạn chỉ nên đi dạo ở ngay gần nhà, khi đường thật sự vắng vẻ mà thôi", TS Jonathan Horowitz (Trung tâm điều trị căng thẳng và lo âu tại Francisco) nói.

Đừng quên, nếu có ra ngoài trời, tuyệt đối tránh không gặp gỡ, tụ tập các nhóm. Nên đến khu vực vắng vẻ, có nhiều cây xanh. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người đi bộ 50 phút trong môi trường nhiều cây xanh sẽ giám bớt sự lo lâu rõ ràng so với nhóm người đi dạo ở khu vực thành thị.

Giới hạn thời gian ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại

"Người dân cần phải thực sự cẩn thận về việc họ đang xem bao nhiêu tin tức, họ dành bao nhiêu thời gian cho những vấn đề về dịch Covid-19 và nơi họ nhận được thông tin", BS Salcedo cảnh báo, lưu ý rằng quá nhiều thông tin có thể gây ra chứng lo âu không đáng có trong tình hình hiện nay.

Làm thế nào để đối phó với chứng lo âu Covid-19 khi chúng ta không biết chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra? - Ảnh 4.

"Tôi nghĩ rằng mọi người nên kiểm tra bất kỳ thiết bị điện tử nào một giờ trước khi đi ngủ. Hãy tắt điện thoại cũng như mọi phương tiện truyền thông, mạng xã hội từ khoảng 10 giờ tối đến khi bạn tỉnh giấc vào ngày hôm sau. Điều này sẽ không chỉ giữ sức khỏe tinh thần của bạn luôn tốt mà còn giúp ngủ ngon hơn", BS Rosmarin nói.

Làm mọi thứ có kế hoạch, bình tĩnh và không hoảng sợ

Là con người, chúng ta có xu hướng biến mọi thứ trở thành nghiêm trọng, thảm họa, tin xấu thì luôn đưa vào tình huống xấu nhất trong đầu. Bạn nghe về dịch Covid-19 và bắt đầu nghĩ "Chao ôi! Nếu tôi vào bệnh viện thì sao, nếu tôi mất việc thì sao, nếu doanh nghiệp của tôi đóng cửa thì sao...". Tâm trí của chúng ta giống như các hệ thống phát hiện mối đe dọa, nhưng quan trọng hơn là bạn cần sử dụng ưu thế đó để xây dựng, để bình tĩnh đưa ra giải pháp.

BS Hor Horitz đề nghị ghi lại những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của bạn về tương lai và giải quyết từng vấn đề một, thậm chí có thể thảo luận chúng với người mà bạn tin tưởng là người bình tĩnh. Điều này có thể giúp bạn hình thành các chiến lược về cách đối phó thực tế, hiệu quả trước tình hình dịch bệnh Covid-19.

Hãy thử ngồi thiền

Tiến sĩ Salcedo là một người đặt niềm tin lớn và thiền định. Ông cho biết, rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc làm giảm căng thẳng hiệu quả của nó. Trong đó, theo một phân tích tổng hợp được công bố trên JAMA Internal Medicine, các nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins xem xét 47 thử nghiệm và thấy rằng ngồi thiền giúp cải thiện chứng lo âu vô cùng hiệu quả.

Làm thế nào để đối phó với chứng lo âu Covid-19 khi chúng ta không biết chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra? - Ảnh 5.

Để bắt đầu ngồi thiền giảm lo âu, bạn cần:

- Ngồi tại một khu vực thoải mái, không bị phân tâm. Bạn có thể ngồi thiền trên ghế, trên sàn nhà, nằm xuống hoặc thậm chí đứng lên hoặc đi bộ.

- Bắt đầu bằng cách tập trung vào bản thân với một vài hơi thở sâu. Khi bạn hít vào và thở ra thật sâu, hãy im lặng và lắng nghe hơi thở.

- Trong suốt chu kỳ này, nếu một ý nghĩ xuất hiện trong đầu, nhẹ nhàng và không phán xét, thừa nhận nó, hãy để nó đi và trở lại với hơi thở.

- Duy trì mục tiêu 10 phút ngồi thiền mỗi ngày.

Kết nối với nhau bằng công nghệ điện tử

Trong thời gian này, sẽ có rất nhiều người ở nhiều quốc gia phải tự cách ly trong nhà theo quy định của chính phủ, đảm bảo tối đa tránh nguy cơ lây lan SARS-CoV-2. Điều này khiến nhiều người lo lắng, cảm thấy mình bị cô lập. Nhưng đừng quên chúng ta có rất nhiều phương tiện truyền thông, mạng xã hội để có thể nhìn thấy và trò chuyện với nhau mỗi ngày.

BS Mitch Rosmarin khuyên, mọi người vẫn nên trao đổi, trò chuyện với nhau thông qua các phương tiện điện tử để kết nối. Có rất nhiều cách để giữ liên lạc, ngay cả khi bị cách ly, cho dù đó là một cuộc trò chuyện Slack vui nhộn với đồng nghiệp, gọi điện thoại với cha mẹ hoặc trò chuyện video với bạn thân của bạn... chúng đều giúp giảm lo âu đáng kể, giúp bạn lạc quan phòng chống dịch Covid-19.

Làm thế nào để đối phó với chứng lo âu Covid-19 khi chúng ta không biết chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra? - Ảnh 6.

Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát

Điều tốt nhất để làm, trong tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến mới khó lường hiện nay là tập trung vào những gì trong tầm kiểm soát của mình, tiến sĩ Salcedo nói, như là việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày, trò chuyện với bạn bè, người thân qua mạng xã hội... Hãy tham gia nhiều hơn vào những vấn đề khiến bản thân không lo lắng nữa, mọi chuyện sẽ ổn hơn bạn nghĩ.

Và trên hết, đừng quên khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19 từ WHO, CDC cũng như Bộ Y tế:

- Tránh chạm vào mắt, miệng hoặc mũi của bạn.

- Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có vẻ bị bệnh.

- Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

- Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn khi xà phòng và nước không có sẵn.

- Làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.

- Ở nhà nếu bạn phát triển các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

- Tránh du lịch không cần thiết đến các khu vực có ổ dịch COVID-19 đang hoạt động.

- Truy cập trang web của sở y tế địa phương để đảm bảo bạn đang nhận được cập nhật chính xác.

(Nguồn: Pre, CDC)

Tiểu Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh