CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:02

Đây là những cơ quan nội tạng dù có phải "cắt bỏ" bạn vẫn có thể sống khỏe

Cũng giống như đại dương vậy, cơ thể con người tưởng chừng như đã biết hết những vẫn có nhiều ẩn số chưa được giải đáp. Chẳng hạn như khi đi hiến máu, bạn sẽ tốn trung bình 3.5 nghìn tỉ tế bào hồng cầu nhưng cơ thể sẽ nhanh chóng tái tạo và lấp đầy phần còn trống.

Hơn thế nữa, con người thậm chí có thể mất đi lượng lớn các bộ phận cơ thể quan trọng mà vẫn sống tốt. Hay một số bộ phận khác còn bị gọi là "thừa thãi" bởi nếu loại bỏ hoàn toàn, nó cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn. Theo Theconversation, dưới đây là 7 cơ quan nội tạng nếu phải cắt đi cũng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn.

1. Lá lách

Lá lách nằm ở vị trí bên trái của bụng, hướng về phía sau xương sườn, kích thước nhỏ và có màu đỏ thẫm. Trọng lượng lá lách ở người lớn bình thường chỉ khoảng 200g. Về cơ bản, lá lách đóng vai trò lọc máu, loại bỏ thế bào hồng cầu khiếm khuyết, già và tạo ra kháng thể, tế bào lympho (thành phần của hệ miễn dịch).

Giải mã 7 bộ phận “thừa thãi” mà dù thiếu thì cơ thể con người vẫn sống khỏe không thua gì ai - Ảnh 1.

Lá lách sẽ gây đau đớn vô cùng nếu bạn bị ảnh hưởng khi chấn thương vùng bụng.

Nghe thì có vẻ nó cũng có ích, tuy nhiên đây là một trong những bộ phận dễ bị chấn thương nhất nếu bạn bị chấn thương vùng bụng. Nó chỉ được bảo vệ bởi một lớp màng mỏng như giấy nên khi bị chấn thương, máu sẽ chảy ra ở lá lách rất nhiều và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Vậy nên, bạn hoàn toàn loại bỏ được nó nếu không cần thiết, bởi các chức năng của nó gan vẫn có thể đảm nhận. Ngoài ra, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể cũng giúp "thay thế" chức năng miễn dịch của lá lách.

2. Dạ dày

Dạ dày con người thường đảm nhiệm 4 chức năng chính: tiêu hóa cơ bằng cách co bóp để phá vỡ thức ăn, tiêu hóa bằng cách tiết axit để giúp hóa học phá vỡ thức ăn, sau đó thì hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết. Trong một số trường hợp, dạ dày đôi khi được phẫu thuật cắt bỏ do mắc ung thư hoặc bị chấn thương.

Đây là những cơ quan nội tạng dù có phải "cắt bỏ" bạn vẫn sẽ sống khỏe chẳng ảnh hưởng gì - Ảnh 2.

Trong một số trường hợp, dạ dày đôi khi được phẫu thuật cắt bỏ do mắc ung thư hoặc bị chấn thương.

Vào năm 2012, một phụ nữ người Anh đã phải loại bỏ dạ dày do uống phải một cốc cocktail chứa đầy nitơ lỏng. Khi phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành nối thực quản xuống trực tiếp đến ruột non mà không cần phải có dạ dày. Khi bình phục, cô ấy vẫn ăn uống hoàn toàn bình thường cùng với kết hợp uống thêm vitamin.

3. Cơ quan sinh sản

Bộ phận sinh dục ở nam giới và nữ giới lần lượt là tinh hoàn và buồng trứng, chúng thường phục vụ cho mục đích sinh sản của con người. Ở nam giới, tinh hoàn có thể bị loại bỏ an toàn nếu họ mắc bệnh ung thư, chấn thương do bạo lực hoặc thể thao… mà không để lại di chứng nào.

Ở nữ giới, nếu họ không muốn sinh con thì việc cắt bỏ tử cung là hoàn toàn có thể. Thủ tục này cũng ngăn chặn kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, phụ nữ bị loại bỏ buồng trứng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ. Đáng ngạc nhiên hơn là ở một số nam giới, việc cắt bỏ tinh hoàn còn làm tăng tuổi thọ đáng kể.

4. Đại tràng

Đại tràng là một cách gọi khoa học của ruột già, là một ống có chiều dài khoảng 2 mét. Nó có các chức năng chính là hấp thụ nước và tạo phân bằng cách kết dính các bã thực phẩm lại với nhau.

Đây là những cơ quan nội tạng dù có phải "cắt bỏ" bạn vẫn sẽ sống khỏe chẳng ảnh hưởng gì - Ảnh 3.

Đôi lúc một số bệnh nhân mắc ung thư hoặc các bệnh khác có thể phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, nhưng điều đó hoàn toàn chẳng làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả. Hầu hết mọi người đều hồi phục sau phẫu thuật, mặc dù họ cảm nhận được việc tiêu hóa của mình có chút gì rất khác so với ngày xưa. Các bác sĩ thường khuyến cáo nên ăn các loại thực phẩm mềm sau phẫu thuật để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

5. Túi mật

Túi mật nằm dưới gan, ở phần trên bên phải của bụng và ngay dưới xương sườn. Nó có nhiệm vụ lưu trữ mật. Theo đó, mật được sản xuất liên tục từ gan để giúp cơ thể phân hủy chất béo. Tuy nhiên nếu bạn ăn những thực phẩm ít chất béo thì nó hoàn toàn vô dụng, dần dần sẽ được tích trữ lại trong túi mật.

Khi ruột phát hiện ra chất béo, một loại hooc-môn sẽ được giải phóng khiến túi mật co lại và tiết ra mật để tiêu hóa chất béo đó. Thế nhưng cholesterol dư thừa trong mật có thể hình thành sỏi mật, làm tắc nghẽn các ống dẫn truyền mật. Lúc này, người bệnh cần phải nhập viện ngay để phẫu thuật cắt túi mật. Theo Theconversation, mỗi năm có 70.000 người làm thủ tục này tại Anh.

Nguy hiểm hơn, hãy cẩn trọng vì nhiều người bị sỏi mật mà hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng gì. Năm 2015, một phụ nữ ở Ấn Độ đã lấy ra 12.000 viên mật – được xếp vào kỷ lục thế giới.

6. Ruột thừa

Chỉ mới nghe tên thôi là bạn đã thấy đây là bộ phận "thừa thãi" thế nào rồi. Ruột thừa là một bộ phận có cấu trúc giống như con giun nhỏ, nằm ở chỗ nối của ruột lớn và ruột non. Các nhà khoa học cho rằng, ruột thừa là nơi mà các lợi khuẩn làm nhà, tạo điều kiện cho chúng hồi phục lại khi cần thiết.

Giải mã 7 bộ phận “thừa thãi” mà dù thiếu thì cơ thể con người vẫn sống khỏe không thua gì ai - Ảnh 3.

Hầu hết việc loại bỏ các bộ phận này là tránh các trường hợp viêm nhiễm hoặc chấn thương ngoài ý muốn.

Thế nhưng, đây cũng là bộ phận rất dễ bị viêm với nhiều nguyên do khách quan lẫn chủ quan. Trong nhiều trường hợp quá nặng, người bệnh cần phải nhập viện phẫu thuật gấp. Nếu phát hiện kịp thời, việc cắt bỏ ruột thừa sẽ diễn ra chỉ trong chớp nhoáng, đơn giản và bệnh nhân có thể sống bình thường sau đó.

7. Thận

Bất kỳ ai sinh ra cũng đều có 2 quả thận, nhưng bạn hoàn toàn sống được chỉ với 1 quả thận hoặc không có với sự trợ giúp của máy chạy thận. Theo đó, thận đóng vai trò lọc máu để duy trì sự cân bằng nước và điện giải, đồng thời cân bằng axit trong cơ thể. Thận sử dụng nhiều quá trình để giữ lại những thứ hữu ích như protein, tế bào hay các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Quan trọng hơn, nó có thể loại bỏ được nhiều thứ mà không cần phải qua nước tiểu.

Đây là những cơ quan nội tạng dù có phải "cắt bỏ" bạn vẫn sẽ sống khỏe chẳng ảnh hưởng gì - Ảnh 6.

Bạn hoàn toàn sống được chỉ với 1 quả thận hoặc không có với sự trợ giúp của máy chạy thận.

Tuy nhiên, nhiều người phải cắt bỏ đi thận do điều kiện di truyền, tổn thương từ ma túy, rượu hoặc thậm chí là nhiễm trùng. Nếu bị loại bỏ cả 2 thận thì bắt buộc phải dùng máy chạy thận lọc máu thì mới sống được. Tuổi thọ của một người chạy thận phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm kiểu lọc máu, giới tính, các bệnh khác và tuổi tác. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, khi một người được chạy thận ở tuổi 20 có thể sống trong vòng 16 đến 18 năm, trong khi một người trong độ tuổi 60 chỉ được 5 năm.

Theo Theconversation

Minh Võ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh