THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:00

Đây là lý do bạn cần ngừng ngay việc dùng điện thoại trong phòng tắm

Không ai muốn hình dung mình đang trò chuyện với một người mà anh/chị ta nói rằng đang ngồi trên toilet hay đang ở trong nhà tắm. Theo một cuộc thăm dò của Verizon Wireless (nhà cung cấp mạng không dây nhanh nhất nước Mỹ), có đến 90% chúng ta sử dụng điện thoại trong phòng tắm. Điều đó có nghĩa là chắc chắn bạn cũng đã từng làm điều đó hoặc là ít nhất 1 lần gặp phải tình huống nói chuyện với bạn trong khi người người đó đang trong nhà tắm.

"Miễn là bạn không sử dụng FaceTime hoặc Zoom thì việc đó đâu có gì quá lớn lao", chắc hẳn bạn sẽ nghĩ như vậy. Nhưng thực tế, có một vấn đề rất lớn: Nguy cơ mắc bệnh hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn cứ "ôm" lấy cái điện thoại trong khi đang ngồi trên toilet, cho dù bạn nói chuyện, xem tin tức, lướt Facebook hay làm bất cứ việc gì đi chăng nữa. Nguy cơ này sẽ càng cao nếu thời gian bạn ngồi càng lâu. 

Sử dụng điện thoại trong phòng tắm đồng nghĩa với việc chúng ta đã đặt mình trong không ít nguy cơ về sức khỏe.

Lý do thực sự bạn cần ngừng ngay việc dùng điện thoại trong phòng tắm, hóa ra não cũng được nhờ nếu bạn làm vậy - Ảnh 2.

Mối đe dọa số 1: Vi trùng

Không có cách nào tránh khỏi việc điện thoại nhiễm vi trùng khi bạn mang nó vào phòng tắm. "Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm vi khuẩn trên điện thoại, gồm cả nấm và nấm men. Các loại vi trùng này bao gồm cả vô hại và có hại - là những mầm bệnh tiềm ẩn. Nhiều bề mặt phòng tắm, chẳng hạn như bồn cầu, bệ toilet, tay cầm, bồn rửa và vòi nước... đều 'phủ' đầy vi trùng và nguy cơ vi trùng bám lên điện thoại của bạn là hoàn toàn có thể xảy ra", nhà vi trùng học và tác giả Jason Tetro cho biết.

Không những thế, mang dùng điện thoại khi đi vệ sinh còn có thể dẫn đến tình huống vi khuẩn từ phân bắn vào điện thoại. Theo Tetro, mầm bệnh trong phân có thể bao gồm những thứ như E. coli, chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và Acinetobacter - có thể gây bệnh truyền nhiễm hay nhiễm trùng đường hô hấp.

Lý do thực sự bạn cần ngừng ngay việc dùng điện thoại trong phòng tắm, hóa ra não cũng được nhờ nếu bạn làm vậy - Ảnh 3.

Mối đe dọa số 2: Bệnh trĩ và các bệnh khác

Nhiều người chọn nhà tắm là nơi để có được không gian riêng tư, làm những việc yên tĩnh, chẳng hạn như đọc báo, đọc tài liệu, thư giãn...

Nhưng "khi bạn ngồi trên bệ toilet trong nhà vệ sinh 20, 30, 40 phút, bạn đang gây áp lực không cần thiết lên trực tràng. Điều đó có thể gây ra bệnh trĩ, nếu bạn đang bị bệnh trĩ từ trước đó thì sẽ làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. và chắc chắn làm cho bệnh trĩ trước đó trở nên tồi tệ hơn", tiến sĩ Partha Nandi, người sáng tạo và chủ trì chương trình đoạt giải Emmy - Hỏi bác sĩ Nandi - giải thích trên trang Thrillist.

"Bằng cách kéo dài áp lực này lên trực tràng, bạn có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về đường tiêu hóa và bài tiết", bác sĩ Nandi nói thêm.

Lý do thực sự bạn cần ngừng ngay việc dùng điện thoại trong phòng tắm, hóa ra não cũng được nhờ nếu bạn làm vậy - Ảnh 4.

Mối đe dọa số 3: Đe dọa não bộ

Trong khi một số người vào phòng tắm để thoát khỏi công việc thì một số khác lại tranh thủ làm việc từng giờ từng phút, kể cả thời gian đi vệ sinh. Nhưng bạn có biết rằng, khi bạn có nhu cầu đi vệ sinh chính là lúc "tâm trí bạn xin được nghỉ ngơi".

"Nếu bạn không bao giờ để bộ não thư giãn và giải thoát khỏi mọi thứ, bạn sẽ không bao giờ giải quyết được các vấn đề một cách sáng tạo sâu sắc hơn. Việc này quan trọng hơn là trả lời email trong vòng 5 phút. Những khoảnh khắc này giúp bộ não khám phá mọi thứ và đây là nơi mà hầu hết tất cả các ý tưởng tốt nhất, sáng tạo nhất của chúng ta được hình thành", Peter Bregman, CEO của tổ chức Bregman Partners, cho biết.

Rõ ràng, mang điện thoại vào phòng tắm không phải là ý kiến hay, vậy tại sao bạn vẫn làm như vậy. Hãy đặt điện thoại xuống để giải quyết những việc cần thiết trong nhà tắm theo đúng chức năng của nó, làm như vậy là bạn đã có thể cải thiện sức khỏe của mình từ đầu đến chân rồi.

Theo Thelist, Thrillist

Tr. Thu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh