Đây là 6 thói quen mà vô vàn người mắc phải sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị “đánh sập”
- Y học 360
- 04:49 - 10/02/2020
Dưới đây là 6 thói quen xấu cần thay đổi để có một cơ thể khỏe mạnh
1. Ngủ không đủ giấc
Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, rất dễ mắc cảm lạnh hoặc các loại bệnh nhiễm trùng khác. Nghiên cứu chứng minh, khi con người tràn đầy năng lượng có thể bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây cúm. Không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến nồng độ hormone căng thẳng tăng cao, nó có thể gây ra các bệnh viêm trong cơ thể. Ở người lớn, mỗi ngày ngủ đủ 7-9 tiếng rất quan trọng để duy trì sức khỏe.
2. Không tập thể dục
Hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều này có thể giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, những người ngồi nhiều, ít tập thể dục, có khả năng dễ bị cảm lạnh hơn so với những người tập thể dục đều đặn. Bởi tập thể dục có thể tăng cường các chất hóa học trong cơ thể, giúp bạn ngủ ngon hơn, tập thể dục và chất lượng giấc ngủ tốt đều có lợi cho hệ thống miễn dịch.
3. Chế độ ăn uống không tốt
Nạp quá nhiều đường có thể ức chế khả năng của các tế bào hệ thống miễn dịch tấn công vi khuẩn. Do đó, cần ăn nhiều trái cây và rau quả, các loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C và E và beta-carotene và kẽm. Nên lựa chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các loại thực phẩm khác đặc biệt có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn bao gồm tỏi tươi (giúp chống lại virus và vi khuẩn) hay một số loại nấm.
4. Thời gian dài áp lực
Mỗi người đều có những áp lực, đây cũng là một phần của cuộc sống. Nhưng nếu thời gian dài bị áp lực, căng thằng, khả năng bạn mắc phải các bệnh nghiêm trọng sẽ tăng lên. Áp lực mãn tính sẽ càng khiến cơ thể tăng hormone căng thẳng để ức chế hệ thống miễn dịch. Trong cuộc sống bạn không thể không có áp lực, nhưng bạn có thể quản lý nó, dưới đây là một vài lời khuyên để giúp giảm áp lực.
- Thiền.
- Giao tiếp với nhiều người.
- Thể dục đúng cách.
- Tư vấn tâm lý phù hợp.
Giảm áp lực cũng sẽ làm giảm mức độ hormone căng thẳng, nó cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ngồi có phản ứng miễn dịch khỏe mạnh hơn. Trong một thí nghiệm, những người thiền trong 8 tuần đã tạo ra nhiều kháng thể chống lại cúm tốt hơn những người không thiền, sau 4 tháng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn rất nhiều.
5. Cô đơn
Một người có những mối quan hệ xã hội tốt sẽ có lợi cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy những người giữ liên lạc với bạn bè (dù là một vài người bạn thân hay một nhóm lớn), thì cơ thể có khả năng miễn dịch cao hơn những người luôn cảm thấy cô đơn. Thường xuyên kết nối, nói chuyện với mọi người xung quanh giúp cơ thể thoải mái, tinh thần hưng phấn, cũng rất có ý nghĩa đối với sức khỏe.
6. Mất đi tính hài hước
Cười rất có lợi cho cơ thể, giúp ức chế hormone căng thẳng và tăng cường các loại tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Bất cứ điều gì làm bạn hạnh phúc, vui vẻ cũng sẽ có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. Trong một nghiên cứu, người đàn ông xem một video cười, nồng độ hormone căng thẳng của người đàn ông đã bị suy giảm.
Những thói quen trên chúng ta có thể gặp thường xuyên, nhưng nó lại gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Vì vậy, chúng ta phải nói "KHÔNG" với các thói quen không lành mạnh.
(Nguồn: Aboluowang)