CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:36

Đau bụng kinh là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của 3 căn bệnh

Khi đến kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em thường bị đau bụng kinh. Những cơn đau này có thể xuất hiện trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt, đi kèm với đó là tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng được chia thành 2 loại là: nguyên phát và thứ phát. Tùy theo từng biểu hiện, mức độ, tần suất mà dấu hiệu tưởng chừng như bình thường này lại có thể là mối hiểm họa cho phụ nữ. Đau bụng kinh có thể liên quan tới 3 căn bệnh sau:

Bệnh cơ tuyến tử cung

Đây là một dạng rối loạn phụ khoa lành tính ở phụ nữ, dấu hiệu điển hình nhất của bệnh này chính là đau bụng kinh. Bình thường các mô tuyến này chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, nhưng trong một số trường hợp nó sẽ lạc vào trong cơ tử cung, gây ra những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài triệu chứng điển hình là đau bụng kinh, bệnh này còn đi kèm lượng máu kinh nguyệt nhiều và kéo dài.

Đau bụng kinh là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của 3 căn bệnh này, thậm chí còn gây vô sinh - Ảnh 1.

Lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh là triệu chứng chính của lạc nội mạc tử cung. Các mô nội mạc bên ngoài tử cung như buồng trứng, dây chằng, trực tràng và phúc mạc chậu cũng bị ảnh hưởng bởi hormone buồng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.

U xơ tử cung

Đau bụng kinh không phải là triệu chứng chính của u xơ tử cung, nhưng u xơ bên dưới niêm mạc có thể gây đau co thắt trong thời kỳ kinh nguyệt, do nó kích thích co bóp tử cung. Những người mắc bệnh này thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều hoặc lượng máu bất thường.

Mối quan hệ giữa đau bụng kinh và vô sinh

Theo một số dữ liệu lâm sàng cho thấy 56% phụ nữ vô sinh thường bị đau bụng kinh. Khi những cơn đau bụng kinh được loại bỏ, tỷ lệ thụ thai ngay lập tức tăng lên. 

Phụ nữ đau bụng kinh sẽ bị rối loạn khí và máu, dẫn tới tốc độ lão hóa của họ cũng sớm hơn 5 năm so với những người bình thường. Đặc biệt, phụ nữ thường đau bụng kinh luôn có làn da xỉn màu, khô ráp, dễ gây ra các vấn đề như nám và mụn trứng cá.

Đau bụng kinh là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của 3 căn bệnh này, thậm chí có thể gây vô sinh - Ảnh 3.

Phụ nữ vô sinh thường có liên quan tới đau bụng kinh.

Ngoài ra, 1/3 các bệnh nhân mắc tăng sản tuyến vú cũng là do đau bụng kinh, hơn 1 nửa tình trạng viêm tử cung cũng có liên quan tới cơn đau này.

Đau bụng kinh là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa, nếu phụ nữ chưa từng sinh con, tốt nhất nên điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng là gây vô sinh.

Những dấu hiệu khác biệt trong đau bụng kinh

- Đau bụng do chuột rút

Một số phụ nữ trước khi chảy máu âm đạo sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau rát, ngứa ran, đau nhói, đau co thắt vùng âm đạo... trong những ngày đầu chu kỳ kinh.

- Đau bụng dữ dội

Sau khi cơn đau bụng kinh bắt đầu, nó sẽ kèm theo cơn đau thần kinh tọa kéo dài trong khoảng 12-24 giờ. Cơn đau sẽ biến mất dần khi lượng máu chảy ra nhiều, phụ nữ lúc này đôi khi cần phải nằm trên giường từ 2-3 ngày, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập và làm việc.

Đau bụng kinh là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của 3 căn bệnh này, thậm chí có thể gây vô sinh - Ảnh 4.

Phụ nữ cần phân biệt rõ những dấu hiệu bất thường khi đau bụng kinh.

- Đau vùng bụng dưới

Hầu hết các cơn đau bụng kinh đều xảy ra ở vùng bụng dưới. Trong trường hợp nghiêm trọng nó sẽ xuất hiện ở vùng thắt lưng, phía trước xương đùi. Khoảng 50% phụ nữ sẽ có thêm những triệu chứng như tức ngực, khó chịu, mất ngủ, đau hậu môn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, chân tay lạnh, suy nhược...

Khi đau bụng kinh thì cần làm những gì?

- Chú ý đến chế độ ăn uống

Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế thịt, thức ăn cay nóng, quá mặn hoặc quá ngọt.

- Giữ ấm cơ thể

Nếu để cơ thể bị nhiễm lạnh trong kỳ kinh nguyệt, nó sẽ khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên nặng hơn. Khi cơn đau kéo đến, phụ nữ có thể chườm nóng vào bụng hoặc uống nhiều nước ấm.

- Tâm trạng thư giãn, thoải mái

Việc hạn chế sự tức giận, giữ tâm trạng vui vẻ cũng có thể làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Theo Kknews

Phan Hằng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh