THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:19

Đặt niềm tin sai chỗ và hậu quả khôn lường

Báo hiếu thời hiện đại

Báo hiếu là nét văn hóa tốt đẹp thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Và hiện nay ngoài việc ở bên cạnh chăm sóc chúng ta cũng có rất nhiều hình thức khác nhau để thể hiện sự quan tâm mà không khiến cha mẹ phiền lòng. Điều này không những giúp cha mẹ sống vui sống khỏe mà bản thân mỗi người cũng cảm thấy hạnh phúc vì làm được những việc có ý nghĩa cho đấng sinh thành.

Chị Nguyễn Thị Thu Nhi (TP.HCM) cho biết, chị luôn dành những điều tốt đẹp nhất đến cha mẹ. Vào những dịp lễ, chị đều đón xe về nhà để cùng gia đình ăn một bữa cơm, dù bận rộn công việc nhưng chị vẫn luôn duy trì và gọi điện hỏi thăm cha mẹ mỗi ngày.

Việc báo hiếu cha mẹ ngày nay rất đa dạng, có rất nhiều cơ hội để báo hiếu so với trước kia.

Việc báo hiếu cha mẹ ngày nay rất đa dạng, có rất nhiều cơ hội để báo hiếu so với trước kia.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - chuyên gia Tâm lý bày tỏ quan điểm: “Việc báo hiếu cha mẹ ngày nay rất đa dạng, có rất nhiều cơ hội để báo hiếu so với trước kia. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ, ở đâu chúng ta cũng có thể tương tác chia sẻ và thể hiện tình cảm với người nhà. Chúng ta cũng nên quan tâm đến nhu cầu tài chính và sức khỏe của cha mẹ để có thể san sẻ và giúp đỡ họ một cách chu toàn” .

Chuyên gia nhấn mạnh thêm: “Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có điều kiện để chu cấp chăm sóc cha mẹ, thì chia sẻ để gia đình có thể hiểu và thông cảm cho nhau là điều cần thiết. Tôi cho rằng lời tâm sự chính là một cách để cha mẹ có thể hiểu mình, thấy rằng mình có trách nhiệm với gia đình. Đó cũng chính là một cách báo hiếu với cha mẹ thay vì phải cho gia đình bất kì một thứ gì mới là báo hiếu”. 

Khi đặt niềm tin vào người khác

Niềm tin là nền móng cho một mối quan hệ thành công dù cho đó là quan hệ công việc, đối tác, bạn bè, tình yêu, người thân. Nếu không có sự tin tưởng, bạn sẽ không thể hình thành bất kì mối liên kết gần gũi nào với người khác. Bởi lẽ bạn đơn giản không muốn mở lòng với một người mà bạn không thể hoàn toàn dựa vào. Tuy nhiên niềm tin chỉ phát huy hết tác dụng nếu chúng ta biết cách đặt đúng nơi, đúng chỗ, nếu không sẽ dễ dẫn đến những vấn đề không mong muốn thậm chí để lại hậu quả khôn lường.

 Niềm tin chỉ phát huy hết tác dụng nếu chúng ta biết cách đặt đúng nơi, đúng chỗ, nếu không sẽ dễ dẫn đến những vấn đề không mong muốn thậm chí để lại hậu quả khôn lường.

Niềm tin chỉ phát huy hết tác dụng nếu chúng ta biết cách đặt đúng nơi, đúng chỗ, nếu không sẽ dễ dẫn đến những vấn đề không mong muốn thậm chí để lại hậu quả khôn lường.

Bàn luận về vấn đề này anh Vũ Mạnh Cường (TP.HCM) chia sẻ, vì sự không cẩn trọng, quá tin tưởng vào người khác, nên anh đã đặt niềm tin sai người, nhận lại kết cục đáng tiếc. Bản thân anh cũng bị mất đi sự tín nhiệm trong mắt bạn bè người thân, đồng thời ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế và tình cảm của anh đối với gia đình và bạn bè xung quanh.

Thạc sĩ Trần Hải Nguyên - chuyên gia Tâm lý chia sẻ: “Khi chúng ta đặt niềm tin vào một người quá nhiều mà quên đi sự cảnh giác, chúng ta quên tìm hiểu người đó như thế nào,  khi nó đổ vỡ không những mất đi niềm tin của bản thân mà nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống. Ảnh hưởng đến tài chính, mất đi mối quan hệ hay thậm chí là mất đi công việc và nhiều thứ khác. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải “Tin” và hướng đến những niềm tin tốt đẹp. Trong cuộc sống đôi khi có một người làm chúng ta mất đi niềm tin ở họ nhưng đó chính là chất liệu để chúng ta có động lực hướng đến những điều tốt đẹp hơn”.

Lấy lại niềm tin

Niềm tin vào bản thân là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đủ mạnh mẽ và tự tin đưa ra những quyết định quan trọng, nhưng sau những lần mắc phải sai lầm hay thất bại, chúng ta dễ dàng đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình. Chúng ta trở nên do dự và lo sợ hơn  trong những lần đưa ra quyết định hoặc phải thực hiện một việc gì đó.

Đôi khi để tin vào bản thân cũng cần phải có sự dũng cảm, nếu không có niềm tin ở chính mình thì rất khó để người khác có thể tin vào chúng ta.

Đôi khi để tin vào bản thân cũng cần phải có sự dũng cảm, nếu không có niềm tin ở chính mình thì rất khó để người khác có thể tin vào chúng ta.

Anh Nguyễn Công Trường (Quận 6, TP.HCM) cho biết, sau những lần thất bại, anh luôn cảm thấy lo lắng khi phải bắt đầu một việc gì đó mới: “Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã thành công và có công việc ổn định, tôi cảm thấy sợ phải đối diện với người thân, bạn bè, gia đình - những người đã tin tưởng và yêu thương tôi”.

Thạc sĩ Cao Linh Phụng, chuyên gia Tâm lý bày tỏ quan điểm: “Những người mất niềm tin vào bản thân, xung quanh mọi thứ của họ đều là tiêu cực. Bản thân họ là một người kém cỏi, không có năng lực, không đáp ứng được những yêu cầu của công việc. Họ không có cái nhìn tươi sáng về bản thân trong cuộc sống và rồi những suy nghĩ tiêu cực dần dần dẫn họ đến ngõ cụt. Khi bản thân mất niềm tin, chúng ta nên chấp nhận và hiểu cảm xúc của chính bản thân mình. Biết được bản thân lo sợ về điều gì và đâu là áp lực của bản thân, từ đó sẽ có những giải pháp để từng bước khắc phục và dần lấy lại sự tự tin ban đầu vốn có.

Đôi khi để tin vào bản thân cũng cần phải có sự dũng cảm, nếu không có niềm tin ở chính mình thì rất khó để người khác có thể tin vào chúng ta. Hãy gạt bỏ hết sự hoài nghi, nỗi sợ tiếp tục tiến về phía trước, trao cho chính mình một niềm tin rằng: Một ngày nào đó thành công sẽ đến với những người không từ bỏ”.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh