THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:37

Đặt chân đến Hà Nội, Go-Viet "tuyên chiến" với Grab, FastGo

Trước đó, đầu tháng 8 vừa qua, Go-Viet đã chính thức công bố triển khai thử nghiệm tại thị trường Tp.HCM. Tại lễ ra mắt trên, ông Nadiem Makarim, CEO của Go-Jek cho biết, sau hơn một tháng có mặt tại Việt Nam, Go-Viet đã có 1,5 triệu lượt tải ứng dụng và đạt 35% thị phần xe ôm công nghệ tại Tp.HCM.

Ông Nadiem Makarim cho biết, Go-Viet là công nghệ được phát triển riêng cho thị trường Việt Nam, và đây là cột mốc lịch sử đối với Go-Jek, do Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên được Go-Jek hợp tác trong chiến lược phát triển ra lãnh thổ Indonesia.

Lý do chọn Việt Nam là "bến đỗ" đầu tiên của Go-Jek, theo vị lãnh đạo cảu Go-Jek, vì Việt Nam cũng có những điểm tương đồng như Indonesia, là dân số đông, số lượng người dân sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) rất lớn. Ngoài ra, người dùng Việt cũng ưa thích trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mới, đặc biệt là về công nghệ. Và cuối cùng là chính sách pháp lý của Việt Nam cũng thuận lợi để Go-Jek tham gia thị trường.

Ông Nguyễn Vũ Đức, CEO của Go-Viet, khẳng định quan hệ đối tác mật thiết giữa Go-Jek và Go-Viet về các mặt như công nghệ và nguồn lực tài chính. Sau khi ra mắt ở Hà Nội với dịch vụ xe ôm công nghệ, trong 4 tháng tới, Go-Viet sẽ triển khai 4 dịch vụ lõi của doanh nghiệp là GoCar, GoBike, GoFood và GoPay tại Việt Nam và trực tiếp cạnh tranh với Grab và FastGo – một thương hiệu của Việt Nam.

Go-Jek là doanh nghiệp Indonesia vận hành ứng dụng gọi xe theo nhu cầu cùng tên. Đây là một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên của Indonesia vượt mốc định giá 1 tỷ USD và được Deal Street Asia định giá khoảng hơn 5 tỷ USD vào thời điểm tháng 7/2018.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh