CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:10

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão MXH, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng

Ăn tôm hấp, một phụ nữ được phen nhớ đời vì bị sốc phản vệ suýt chết

Chia sẻ trên facebook cá nhân, chủ tài khoản N.P (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện của người bạn mình, chỉ một lần ăn tôm hấp mà bạn của cô bị sốc phản vệ đến nỗi suýt mất mạng. Theo đó, nạn nhân phải mất đến 30 tiếng mới hoàn hồn để chia sẻ câu chuyện sốc phản vệ chính mình gặp phải sau khi ăn tôm hấp nhằm cảnh báo mọi người phòng tránh và kịp xử lý khi mắc phải, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nạn nhân có trải nghiệm sốc phản vệ đến suýt chết sau khi ăn 3 con tôm hấp kể lại câu chuyện của mình như sau:

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão mạng xã hội, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - Ảnh 1.

Chia sẻ trên facebook cá nhân, chủ tài khoản N.P (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện của người bạn mình, chỉ một lần ăn tôm hấp mà bạn của cô bị sốc phản vệ đến nỗi suýt mất mạng.

"Trưa thứ bảy, ngày 04/12, mình có ăn 3 con tôm hấp. Sau khi ăn xong, mình thấy ngứa và nóng 2 lỗ tai. Mình đi lên phòng ngủ ở tầng 2 thì thấy bắt đầu ngứa và nóng lỗ mũi, từ từ xuống họng... Dự cảm có điều chẳng lành, mình vớ lấy điện thoại tìm kiếm: "dị ứng tôm ngứa họng…" thì ra ngay thông tin: "Khi ăn hải sản (tôm, cua, ghẹ…) có thể gây nên dị ứng và gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ, cần được cấp cứu khẩn cấp. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm cổ họng bị sưng hay nghẹn (đường thở co thắt) làm cho việc hít thở khó khăn…".

Ngay lúc ấy, mình nhìn vào gương và thấy mắt sưng đỏ, mặt nổi nốt đỏ tía tai và bắt đầu nóng kèm ngứa ran khắp người. Mình lập tức lao xuống tầng 1 bảo với 2 đứa em: "Đặt xe và đưa chị đến cấp cứu tại bệnh viện. Nếu lúc ấy chị không nói được thì bảo bác sĩ là chị bị sốc phản vệ do ăn tôm". Sau câu nói đó là họng sưng to, lưỡi bắt đầu tê và cứng không nói được nữa, người càng lúc càng nóng bừng và ngứa điên cuồng, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt và rơi vào trạng thái lơ mơ…

Các em dìu ra xe taxi đi đến viện mất khoảng 5 phút nhưng đã có dấu hiệu suy hô hấp, tim đập loạn xạ, huyết áp tụt, mạch lúc bắt được lúc không. Bắc sĩ lập tức cho thở oxy, tiêm các loại thuốc từ bắp đến ven… Khoảng 5 phút sau, người mình tê cứng, không điều khiển được và bắt đầu co giật. Có lúc mình lơ mơ, hẫng hụt như sắp vào cơn mê. Một bác sĩ đứng cấp cứu thì bảo "21 năm làm ở viện này chưa thấy ai bị sốc phản vệ với thực phẩm mà lại nhanh và nặng như vậy". Còn bác sĩ khác đứng bắt mạch thì nói: "Em đang bị sốc phản vệ rất nặng, nếu đến viện chậm là sẽ không cứu được nên hãy bình tĩnh, cố gắng hít thở thật sâu để oxy vào phổi càng nhiều càng tốt…".

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão mạng xã hội, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - Ảnh 3.

Khi mình co giật, đứa em hốt hoảng thì bị bác sĩ đuổi ra ngoài và quát: "Cô có bình tĩnh không? Chúng tôi đang cố gắng đây. Cô cứ hốt hoảng như thế chúng tôi cấp cứu luôn cả cô bây giờ". Mình không biết phải làm sao để kiểm soát cơn co giật mỗi lúc một tăng… Trong cơn hỗn loạn và sợ hãi nghĩ rằng mình sẽ chết thì bác sĩ nói tiếp: "Tình hình của em đã khá hơn rất nhiều khi vào viện rồi. Tim đã đập ổn định hơn, mạch hơi nhanh thôi. Em cần dùng lý trí để cố gắng mở mắt ra và để răng không được cắn vào lưỡi…".

Thế là bằng sức mạnh và mong muốn được sống, dù nhiều lúc mình mê man, nhưng mình vẫn dùng mọi nỗ lực để mở to mắt nhìn lên trần nhà…Ngay cả khi y tá kéo giường bệnh vào phòng chụp X-quang tim phổi, mình cũng mở mắt để nhìn chứ không dám nhắm mắt lại vì sợ chỉ cần nhắm mắt thôi là sẽ hôn mê.

Sau khoảng 20 phút co giật như thế, bác sĩ gọi em mình vào bảo: "Chị em bị sốc phản vệ rất nặng. Chỉ cần ở nhà thêm thời gian nữa thôi là không kịp đến viện nữa đâu. Tình hình ban đầu đã được kiểm soát. Nhưng chưa tiên lượng được trong 24 giờ tới sẽ diễn biến thế nào nên phải nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực để các bác sĩ xử lý tiếp". Thế là mình được đẩy lên khoa Hồi sức tích cực. Sau khi có xét nghiệm máu, bác sĩ chỉ định tiêm thêm 2 mũi thuốc và dần dần không co giật nữa. Mình bắt đầu thấy người mệt nhoài, nhắm mắt và ngủ thiếp đi. Khi mở mắt đã thấy nhiều người thân, bạn bè bên cạnh và thở phào vì biết rằng mình đã được sống…".

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão mạng xã hội, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - Ảnh 4.

Ăn tôm hấp, một phụ nữ được phen nhớ đời vì bị sốc phản vệ suýt chết.

Sốc phản vệ do ăn tôm hấp – Bài học đắt giá bất cứ ai cũng cần ghi nhớ

Sau khi trải qua cú sốc đáng sợ này, nạn nhân đã rút ra được những bài học đáng quý và biết rằng cần phải ghim lại để dự phòng cho những lần sau. Cụ thể:

- Phản ứng nhanh, ngay lập tức đến viện khi thấy sự bất thường.

- Đến bệnh viện gần nhà nhất.

- Nếu không có người ở nhà đưa đi cần nhanh chóng gọi xe.

Có thể nói, đây là tình huống hú hồn với cô gái này. Cô chia sẻ lên facebook hi vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích với mọi người cũng như để mọi người hiểu hơn mà phòng tránh nguy cơ sốc phản vệ khi ăn uống. Nhất là trong trường hợp của cô, từ bé đến lớn vẫn có thể ăn tôm bình thường, duy chỉ có một lần kia thì bị sốc phản vệ nên dù là ai, bạn cũng không được chủ quan khi ăn hải sản.

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão mạng xã hội, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - Ảnh 5.

Cô chia sẻ lên facebook hi vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích với mọi người cũng như để mọi người hiểu hơn mà phòng tránh nguy cơ sốc phản vệ khi ăn uống.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai chứ không chỉ là trẻ nhỏ, với bất cứ dị nguyên nào mà không lường trước được. Cụ thể, có người bị sốc phản vệ do tiêm vắc-xin, có người sốc phản vệ sau khi uống B1, vitamin C, có người lại sốc phản vệ do ăn một loại thực phẩm nào đó. Thậm chí là ăn một hạt lạc, uống một ngụm sữa, ăn trứng, thậm chí vào vườn hoa và hít phải mùi bất thường cũng có nguy cơ bị sốc phản vệ, tử vong trong tích tắc.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sốc phản vệ qua đường ăn uống có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng. "Một số người có biểu hiện sốc phản vệ với biểu hiện ngoài da như da mẩn đỏ, ngứa, phù nề mặt mũi, chân tay, mồm miệng. Nhiều người bị sốc phản vệ nặng hơn có thể xuất hiện bỏng nước, loét da, bong trợt da…", vị chuyên gia cho hay.

Chuyên gia khẳng định: "Khi ăn uống bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu thấy những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt và biểu hiện lặp lại mỗi lần ăn thì chắc chắn đã bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Tốt nhất nên đi khám để được tư vấn và tìm hiểu dị nguyên gây dị ứng, tránh ăn vào lần sau".

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão mạng xã hội, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - Ảnh 7.

Khi ăn uống bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu thấy những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt và biểu hiện lặp lại mỗi lần ăn thì chắc chắn đã bị dị ứng với loại thực phẩm đó.

Bất cứ một thực phẩm nào cũng có thể gây phản ứng dị ứng, trong đó nhóm thực phẩm xếp vào loại dễ gây dị ứng gồm: lạc, tôm, nhộng, cóc, sữa bò, hải sản… "Không ăn bất cứ loại thức ăn nào bạn từng dị ứng vì phản ứng lần sau có thể nặng hơn, gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng", BS Dung cho hay.

Sơ cứu trước khi bị sốc phản vệ đúng cách, kịp thời cứu tính mạng cho người gặp nạn

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: "Gặp dị ứng, sốc phản vệ qua đường ăn uống cũng có biểu hiện nặng nề chẳng kém sốc phản vệ do thuốc nên cần hết sức cẩn trọng. Sốc phản vệ nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể gây tử vong đột ngột".

Đằng sau câu chuyện sốc phản vệ vì ăn 3 con tôm hấp của người phụ nữ gây bão mạng xã hội, lời cảnh báo của bác sĩ khiến mọi người thêm hãi hùng - Ảnh 8.

Gặp dị ứng, sốc phản vệ qua đường ăn uống cũng có biểu hiện nặng nề chẳng kém sốc phản vệ do thuốc nên cần hết sức cẩn trọng.

Vậy làm thế nào để sơ cứu khi bị sốc phản vệ đúng cách? Theo chuyên gia, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu ban đầu sau:

- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị vật nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi, đồ ăn thức uống…).

- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Tiểu Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh