TP Hồ Chí Minh: Dân ngoại thành phải dùng nước giếng bốc mùi
- Y học 360
- 14:52 - 09/03/2016
- Bình Phước: 11% dân nông thôn thiếu nước sinh hoạt do nắng kéo dài
- Đi bơi, thiếu nữ bất ngờ vớt được nửa cân vàng dưới hồ
- Nghệ An: Nguy cơ thiếu nước tưới 11 000 ha lúa
- Chưa hết khổ thiếu nước, lại lo tăng giá
- Thừa Thiên- Huế: Vùng thượng nguồn sông Hương đang "khát" nước sinh hoạt
- Khánh Hòa: Dân "khát khô" bên hồ chứa nước 500 tỷ đồng
- Hà Nội: Nhiều khu vực bị cảnh báo thiếu nước sạch
Phải dùng nước giếng ô nhiễm
Tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh), tình trạng khan hiếm nước xảy ra tại nhiều khu dân cư khiến nhiều người dân không có nước sạch sử dụng. Theo ghi nhận của phóng viên, tại ấp 2, ấp 3, nhiều hộ dân nằm rải rác tách biệt các khu dân cư, hiện vẫn phải dùng nước giếng để sinh hoạt. “Ở đây toàn dùng nước giếng chứ chưa có nước máy, nấu nướng thì dùng nước lọc hoặc mua nước đóng bình rất tốn kém” - anh Nguyễn Quý Bình, ngụ ấp 3 nói.
Tổng Công ty Sawaco trao tặng bồn nước cho người dân Bình Chánh. Ảnh: Dân Việt.
Hồ Dầu Tiếng xả nước đẩy mặn |
Theo anh Bình, do nằm gần bãi rác Đa Phước nên nước giếng nhà anh ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi. Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, gia đình anh đã phải dùng nước giếng để sử dụng cho sinh hoạt. Một số hộ dân rải rác trong khu vực cũng cho biết dù cuối năm 2015, địa phương có đợt lắp đặt các bồn chứa nước tập trung nhưng vẫn không đủ phục vụ cho các hộ dân.
Tương tự, nhiều khu vực tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi và một số quận vùng ven như quận 7, quận 9…, tình trạng khan hiếm nước cũng đang xảy ra. Nhiều người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan để sinh hoạt hàng ngày.
Trong khi đó, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo trong tháng 3 này thời tiết sẽ còn nắng gắt. Tại TP.Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận, nhiệt độ sẽ duy trì ở mức cao từ 36 -38 độ C. Tình hình xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu cũng đang tăng vọt so với các tháng trước tại vùng hạ lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
Nhiều giải pháp “đẩy” mặn
Hiện các đơn vị chức năng đang khẩn trương thi công một số trạm cấp nước, cũng như thi công các dự án phát triển mạng lưới nước cho người dân, nhất là các khu vực ngoại thành. Với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), ngay từ đầu mùa khô 2015 - 2016, công ty đã thực hiện các công tác vận hành Nhà máy Nước Thủ Đức, Tân Hiệp để hoạt động ổn định.
Sawaco còn tăng cường sà lan, xe bồn, đặt các bồn chứa cố định để bổ sung nước cho người dân ở khu vực trọng điểm, cuối nguồn. Đặc biệt, tại các khu vực như các quận, huyện: 9, 12, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh… Sawaco phối hợp với địa phương xác định vị trí đặt bồn hoặc vị trí tiếp nhận nước từ xe bồn, sà lan và tổ chức phân phối lại cho người dân. Trong trường hợp khẩn cấp, nguồn nước bị mặn nặng, Sawaco sẽ vận hành các giếng ngầm để đảm bảo cho cấp nước.
Theo ông Hồ Văn Lâm, Tổng Giám đốc Sawaco, đến nay tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh của thành phố đạt hơn 87%, tỷ lệ nước thất thoát giảm còn khoảng 30,4%. Với việc đưa vào sử dụng Nhà máy Nước Thủ Đức giai đoạn III với năng lực sản xuất 300.000m3/ngày đã góp phần đưa năng lực sản xuất nước lên 2.000.000m3/ngày. Hiện, Sawaco đang thực hiện các giải pháp để thực hiện mục tiêu 100% hộ dân được cung cấp nước sạch trong năm 2016.