THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:21

Đảm bảo sự an toàn trong giao dịch điện tử

Mở rộng phạm vi điều chỉnh có an toàn hay không?

Nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp)  cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật là cần thiết tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh phải kèm theo các điều kiện bảo đảm về nguồn lực, hạ tầng công nghệ thông tin, con người.

Nữ đại biểu cũng cho rằng trong giao dịch điện tử một số thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, an ninh, quốc phòng, bí mật công tác, bí mật kinh doanh có thể có nguy cơ lộ lọt, bị chiếm đoạt khi thực hiện giao dịch điện tử. Một số giấy tờ như đăng ký kết hôn hoặc là quyết định ly hôn cần thể hiện ý chí của các cá nhân liên quan khi tham gia giao dịch. Vậy có hợp lý không khi chúng ta đưa hết tất cả vào phạm vi điều chỉnh và nếu đưa vào thì cần phải kèm theo những điều kiện nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp)

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp)

Trên thực tế khi giao dịch điện tử thông qua môi trường mạng thì rất khó an toàn, dễ dẫn đến sai sót, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.Gần đây đã xuất hiện trò lừa đảo khá tinh vi qua mạng giả danh thương mại điện tử, giả mạo giấy tờ, tài liệu, làm giả thẻ ngân hàng hoặc vay ngân hàng mua sắm trên các trang thương mại điện tử, giao dịch mua bán thông qua các tài khoản mạng xã hội, chiếm đoạt tài sản và gây hậu quả lớn đối với tổ chức, cá nhân liên quan. Đặc biệt là đối với cá nhân thì một số giấy tờ sử dụng trong giao dịch điện tử mang thông tin liên quan tới đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình cũng đã có dấu hiệu lộ, lọt và không an toàn.

Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện thực tiễn của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế; từ đó cân nhắc việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi.

Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng có một số quy định trong luật hiện hành về an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp, dữ liệu chưa được cụ thể hóa để đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong giao dịch điện tử nói chung.

Tại thời điểm luật được ban hành năm 2005, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và khi Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng ra đời lần lượt vào năm 2015, 2018, hệ thống các văn bản hướng dẫn từ đó đến nay đã hình thành hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng khá cụ thể. Do đó, đại biểu nhận thấy cần dẫn chiếu yêu cầu tuân thủ các quy định của 2 luật nêu trên cũng như Luật Công nghệ thông tin để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Mặt khác, dự thảo quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng khi tiến hành các hoạt động giao dịch điện tử" thì mới chỉ là nghĩa vụ của các chủ thể trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng khi tiến hành các hoạt động giao dịch điện tử một cách thụ động, chưa thể hiện được quyền chủ động của các cơ quan quản lý nhà nước, do đó cần rà soát bổ sung.

Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu)

Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu)

Cần quy định về các hành vi bị cấm như làm làm lộ, lọt thông tin của cá nhân trong giao dịch điện tử.

Đại biểu Trần Chí Cường  (đoàn Đà Nẵng) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu về việc kiểm soát dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có quy định về các hành vi bị cấm như làm làm lộ, lọt thông tin của cá nhân trong giao dịch điện tử.

Đại biểu nhấn mạnh, trong giao dịch điện tử, dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất bao gồm việc quy định quyền và nghĩa vụ của người tạo ra dữ liệu, quyền của người sử dụng dữ liệu, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng dữ liệu. Tuy nhiên, dự thảo Luật lại chưa quy định rõ các nội dung này.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến sử dụng, khai thác, phân tích, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến dữ liệu được tạo ra trong các giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng cần được quan tâm. Chúng ta đã có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ thông tin cá nhân như Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng.

Tuy nhiên, các quy định chưa hoàn toàn cụ thể và xác thực với hoạt động giao dịch điện tử. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định vào Điều 8 về các hành vi bị cấm. Đó là nghiêm cấm hành vi làm lộ, lọt thông tin cá nhân khi chưa được sự cho phép hoặc thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có hoạt động giao dịch điện tử.

Châu Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh