CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:34

Đảm bảo an toàn trong bệnh viện để không bỏ lọt bệnh nhân Covid-19

Bệnh viện Bạch Mai từng là ổ dịch Covid-19 ở giai đoạn 1 khiến cả bệnh viện phải phong tỏa, cách ly. Bước sang giai đoạn 2 khi lượng người từ Đà Nẵng về Hà Nội và các tỉnh rất lớn, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi người dân tới khám chữa bệnh luôn thường trực. 

Đảm bảo an toàn trong bệnh viện để không bỏ lọt bệnh nhân Covid-19 - Ảnh 1.

Lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện sẽ trở thành ổ dịch lớn nếu khâu kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt.

Tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội - nơi vừa phát hiện hai ca bệnh dương tính với Covid-19 ca bệnh số 812 và 867, tất cả những người đến khám tại đây đều bắt buộc phải kê khai y tế, đo thân nhiệt. Với những người có triệu chứng ho, sốt và tiền sử đi từ vùng dịch Đà Nẵng về sẽ được phân luồng, khám tại khu riêng. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện là luôn thường trực,Vtv cho hay.

Để không bỏ lọt bệnh nhân Covid-19, khi bệnh nhân số 812 và 867 đến khám, dù đã xét nghiệm từ 1 đến 2 lần âm tính nhưng với triệu chứng lâm sàng giống Covid-19, bệnh viện vẫn tiếp tục xét nghiệm lần 2, lần 3. Và đã phát hiện ra 2 ca này đều dương tính với SARS-CoV-2.

Hà Nội xác định được hơn 98 nghìn người về từ Đà Nẵng và đang thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR cho 75.104 mẫu thay vì trước đó đã test nhanh, đến nay đã có gần 3.000 mẫu âm tính. Lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện sẽ trở thành ổ dịch lớn nếu khâu kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát ca bệnh ho, sốt vào bệnh viện chưa tốt, bị bỏ lọt.

Đảm bảo an toàn trong bệnh viện để không bỏ lọt bệnh nhân Covid-19 - Ảnh 2.

Khám sàng lọc, cách ly để hạn chế tối thiểu tổn thất kinh tế cho bệnh viện phải làm nghiêm túc.

Thông tin từ công an nhân dân, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhắc nhở các bệnh viện phải quán triệt quan điểm: Phân luồng, cách ly bệnh nhân một cách hiệu quả, không để khu vực này tiến sâu trong bệnh viện để phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện. Các bệnh viện phải thực hiện việc căng dây, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bệnh nhân không đi sai chỗ, lạc đường trong bệnh viện. Điều này rất quan trọng vì để ca bệnh đi sâu vào bệnh viện, rất dễ gây lây nhiễm.

“Chỉ cần một bệnh nhân nhiễm bệnh đi lung tung, không được kiểm soát trong bệnh viện là bệnh viện đã rơi vào nguy cơ phải đóng cửa. Mặt khác, các cán bộ y tế là những người không thể thay thế trong cuộc chiến chống Covid-19, nên các bệnh viện phải hết sức cảnh giác và tập trung chống dịch”, PGS Khuê nhấn mạnh. Ông lấy ví dụ tại Đà Nẵng, khi dịch vừa bắt đầu, đã có 4 bệnh viện phải đóng cửa, hơn 10 nhân viên y tế mắc Covid-19. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, các bệnh viện cần xác định dịch bệnh sẽ còn diễn biến kéo dài, do đó việc thực hiện trường kỳ công tác sàng lọc, cách ly để hạn chế tối thiểu tổn thất kinh tế cho bệnh viện phải làm nghiêm túc. Các bệnh viện phải rút bài học từ BV ĐK Hồng Ngọc, BV Bạch Mai, BV Thận Hà Nội… cho mình những kinh nghiệm để “không đi vào vết xe đổ”.

THANH MẠNH (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh