THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:33

Đắk Lắk: Nghi nhiễm bệnh bạch hầu 1 người chết và 10 người nhập viện

Đắk Lắk: Nghi nhiễm bệnh bạch hầu 1 người chết và 10 người nhập viện  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria

Sự việc xảy ra vào sáng ngày 29/8 cháu H'S.Y. (ngụ buôn H'rinh, xã Ea H'đinh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) có biểu hiện mệt, khó thở nên gia đình đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Cư M'gar thăm khám. Sau đó, bệnh nhận được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện cháu H'S.Y thở khò khè, họng có nhiều giả mạc, chảy máu nghi do bệnh bạch hầu. Đến khuya cùng ngày, thấy tình trạng cháu H'S.Y. yếu nên người thân đã xin đưa về và bệnh nhân đã tử vong.

Theo ông Trần Mình Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Ea H'đinh, sau khi xảy ra vụ việc cháu H'S.Y. tử vong, chính quyền địa phương cùng ngành y tế thực hiện việc cách ly, sát trùng khu vực xung quanh và phát thuốc phòng bệnh cho người dân sinh sống gần đó. Ngoài ra, ngành chức năng cũng đưa xe chở 10 người nghi nhiễm bệnh bạch hầu lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để kiểm tra.

BỆNH BẠCH HẦU LÀ GÌ? Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thường xảy ra ở niêm mạc của mũi và họng. Bệnh bạch hầu điển hình thường biểu hiện các triệu chứng nhiễm trùng như: đau họng, sốt, sưng các tuyến và mệt mỏi toàn thân. Nhưng dấu hiệu chính của bệnh là xuất hiện những màng dày màu xám – trắng, gọi là màng giả mạc phủ trên thành sau họng gây tắc nghẽn đường thở làm bệnh nhân khó thở.

Bệnh bạch hầu hiện nay rất hiếm gặp ở quốc gia phát triển, có hệ thống chăm sóc y tế tốt và có chương trình tiêm chủng vaccine bạch hầu rộng rãi và đầy đủ.

Bệnh bạch hầu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh kết với huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Tuy nhiên, trong các giai đoạn nặng của bệnh, bệnh bạch hầu có thể gây tổn thương tim, thận và hệ thần kinh. Lúc đó, ngay cả được điều trị tích cực, bệnh bạch hầu vẫn có thể gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong lên đến 3% – 5% bệnh nhân bị bệnh bạch hầu . Tỷ lệ tử vong có thể cao hơn đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Ở Việt nam, theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu trong năm 1983: ở miền Bắc là 0,695%, miền Trung là 0,174%, miền Nam là 0, 489%.

Hiện tại tại tỉnh Bình Phước được báo cáo là có khoảng 60 ca nghi ngờ nhiễm bạch hầu.

BS.CKII. TRẦN CAO KHOÁT, PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN



Lê Nhuận

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh