CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:49

Đắk Lắk: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ

 

 - Ảnh 1Nhiều ngôi nhà của người dân thôn 9, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp bị xói lở nghiêm trọng. Ảnh: Anh Dũng/TTXVN


Đồng thời, tập trung khắc phục các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo đời sống nhân dân; không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh. Các đơn vị quản lý hồ đang thực hiện các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn công trình và nhân dân vùng hạ du.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chủ động bố trí từ nguồn ngân sách dự phòng để thực hiện công tác khắc phục hậu quả mưa lũ; đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai công tác khắc phục hậu quả.

Trước đó, do ảnh hưởng của nhiễu động gió Đông trên cao, từ ngày 6/8 đến ngày 9/8, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra đợt mưa lớn kéo dài. Tổng lượng mưa đo được từ ngày 6 - 9/8 trên địa bàn phổ biến đạt 200-300mm, có nơi trên 400mm (xã Ia Lốp - Ea Súp), trong đó lượng mưa lớn tập trung chủ yếu từ ngày 6 – 8/8.

Mưa lớn đã gây ngập lụt nặng trên địa bàn 8/15 huyện, thành phố tỉnh; trong đó 3 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề là huyện Ea Súp,  Buôn Đôn và thành phố Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, trong lũ dữ, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã cứu sống được 8 người dân nước bạn Campuchia.

Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ vừa qua tại Đắk Lắk đã làm 1 người chết, hơn 900 ngôi nhà bị ngập nước (người dân có nhà bị ngập chủ yếu được bố trí sơ tán tại chỗ trong thời gian từ ngày 6/8 đến ngày 8/6); trên 13.000 ha cây trồng bị thiệt hại, trong đó có hơn 9.400 ha lúa (chủ yếu giai đoạn làm đòng và trổ bông), gần 3.400 ha ngô và rau màu các loại (ngô chủ yếu đang trổ cờ) và hàng trăm cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Về chăn nuôi, có hơn 200 con gia súc, trên 3.200 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, 49 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị ngập.

Mưa lũ cũng làm 3 công trình thủy lợi xảy ra sự cố, nguy cơ mất an toàn cao (hồ Đội 6, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp; hồ 201, xã Cư Bur và hồ Ea Nao II, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột). Các công trình này bị hư hỏng nghiêm trọng, nước tràn qua thân đập, sạt lở, xuất hiện mạch nước chân đập; hàng chục km kênh mương các loại bị ngập, sạt lở. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều công trình đang bị ngập chìm trong nước nên chưa đánh giá, thống kê được tình trạng hư hỏng. Toàn tỉnh có 4 km đường giao thông các loại bị sạt lở, hư hỏng, trong đó Quốc lộ 14C bị xói lở hoàn toàn một đoạn khoảng 10m; 10 điểm bị chia cắt do ngập nước; 5 cống qua đường bị sập trôi.

 

 - Ảnh 2

Đồng lúa của người dân xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk còn bị ngập trong nước. Ảnh: Anh Dũng/TTXVN


Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn, chính quyền các địa phương chủ động phương án ứng phó với tình hình mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác xuống các địa bàn bị ảnh hưởng kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, hỗ trợ người dân vùng lũ, nhất là tại huyện Ea Súp, vùng trọng điểm mưa lũ.

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động hàng trăm lượt chiến sĩ đến địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, thành phố Buôn Ma Thuột để kịp thời ứng cứu, giúp người dân sơ tán khỏi vùng nguy hiểm, di chuyển tài sản đến nơi an toàn. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh cũng cử lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn, di dời người và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn.

Theo Anh Dũng (TTXVN)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh