THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:21

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !?

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 1.

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 2.

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 3.

Đường điện chạy quanh

Nhận được phản ánh từ người dân, phóng viên báo Lao động và Xã hội (Báo điện tử Dân sinh) đã trực tiếp xuống địa bàn để ghi nhận. Theo người dân thôn Xuân Đạt chỉ cách UBND xã hơn 3km, cách tỉnh lộ 3, khoảng 1,5 km, nhưng điều đáng nói, vây quanh thôn này có thôn 7, 13 đều được kéo đường lưới điện quốc gia. Theo quan sát, trụ điện cuối cùng của thôn 7 nằm sát khu vực nhà dân thôn Xuân Đạt, cũng từ đây người dân xin bắt "ké" điện để sử dụng. Do số lượng hộ dân quá nhiều, hạ tải không đủ điện để dùng nên người dân trong thôn tiếp tục xin câu điện từ thôn 13, cách đó khoảng 500m.

Ông Nguyễn Văn Hải (SN 1966, thôn Xuân Đạt) bức xúc kể: nhà tôi ở cuối đường dây điện, tự kéo dài hơn 2km về đến nhà (tính từ trụ điện cuối thôn 7-PV), thế nên điện không đủ để thắp sáng, chứ chưa nói đến dùng tivi, hay bơm nước. Những hộ dân ở đầu đường điện thì còn coi tivi, nấu cơm, hoặc có thể tận dụng bơm nước được vào đêm khuya. "Nồi cơm điện tôi mua mấy năm nay rồi, nhưng vẫn còn mới bởi chưa sử dụng một lần do điện quá yếu. Điều đáng nói là hóa đơn tiền điện thì luôn cao ngất, tháng nào cũng 350- 400 ngàn" - ông Hải nói.

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 4.

Đấu điện nhờ

Ông Vũ Văn Thắng (SN 1970, thôn Xuân Đạt) cho biết, gia đình ông vào đây định cư những năm 1990, đã trải qua những năm tháng sống chung với ánh sáng lay lắt của cây đèn dầu. Đến năm 2003, người dân khi đó có cuộc sống kinh tế khá hơn, đã rủ nhau góp tiền để mua dây, trụ… để kéo điện về sử dụng. Tuy nhiên, do đường dây kéo quá dài, dây điện lại nhỏ nên không đủ điện sử dụng. Các vật dụng như tivi, nồi cơm điện, bóng đèn, hay tủ lạnh, thường xuyên bị hư hỏng, bị cháy do nguồn điện chập chờn không ổn định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Thọ, Phó trưởng thôn Xuân Đạt cho biết, toàn thôn có 70 hộ dân, (trong đó có 5 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo). Việc tự kéo đường dây điện về thôn sử dụng gây thiệt thòi lớn cho người dân bởi họ rất chật vật, khó khăn trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Không những thế còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế, bởi điện không đủ sử dụng nhưng lại trả giá điện rất cao so với mặt bằng chung. "Thay mặt cho toàn người dân, cũng là đại diện ở thôn trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, hội họp chúng tôi đều có kiến nghị xin được kéo điện. Thế nhưng hơn 20 năm trôi qua thôn Xuân Đạt vấn mòn mỏi "chờ" điện theo lời hứa của các cơ quan chức năng" ông Thọ thông tin.

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 5.

Đường điện chạy quanh

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 6.

Đường điện chạy quanh

Bên cạnh việc mất an toàn về điện, người dân còn chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế. Việc tự kéo đường dây, tự lắp đặt đồng hồ kém chất lượng, mua trôi nổi trên thị trường gây thất thoát nhiều lượng điện. Vì thế, số tiền phải trải phải gấp đôi, gấp ba lần so với những hộ dân sử dụng đường lưới điện quốc gia.

Ông Trần Duy Hoan, Phó chủ tịch UBND xã Phú Xuân, cho biết phía xã đã liên tục nhận được phản ánh từ người dân, trong những lần tiếp xúc cử tri hoặc trong những cuộc họp. Về phía UBND xã đã tích cực đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết cho người dân. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn chưa có kết quả.

Đắk Lắk: Đường lưới điện quốc gia vây quanh, người dân vẫn "khát" điện !? - Ảnh 7.

Đường điên chạy quanh

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Công ty điện lực Krông Năng cho biết: Toàn huyện Krông Năng có 500-600 cụm điện người dân tự kéo như PV phản ánh. Riêng xã Phú Xuân, có thôn Xuân Đạt, và 4 thôn khác đang nằm trong dự án "Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015-2020" nên Công ty điện lực không thể làm được. "Việc tiền điện cao như người dân phản ánh có nhiều nguyên nhân, do đường dây điện kéo dài gây thất thoát điện, những đồng hồ người dân tự mua trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng, không được kiểm định cũng là một nguyên nhân" ông Sang cho hay.

NGỌC GIANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh