THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:34

Đại biểu Quốc hội: Quy trách nhiệm cho từng cán bộ để "không cần nhờ vả" mà việc vẫn... "chạy"

Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (đoàn TP. HCM).

Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (đoàn TP. HCM).

Hôm nay 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (KTXH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 và báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Cần một sự phân cấp mạnh, một hướng dẫn rõ ràng

Do có 2 đại biểu mắc COVID -19, đoàn TP HCM tiếp tục họp trực tuyến, không tham dự họp tập trung trong đợt 2 này.

Phát biểu từ điểm cầu TP HCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TP. HCM) cho hay, đợt dịch vừa qua tại TP HCM làm hơn 400 nghìn người nhiễm và gần 17 nghì.n người tử vong.

Theo bà, nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài thì không biết hậu quả mất mát, đau thương còn nặng nề đến mức nào nữa.

“Thay mặt nhân dân TP HCM xin cảm ơn sự giúp đỡ hết lòng, hết sức, chí tình, chí nghĩa vừa qua để giúp chúng tôi vượt qua cơn đại dịch”, nữ đại biểu nói.

Tuy nhiên, trong báo cáo phòng chống dịch, báo cáo của Chính phủ năm 2021, phần giải pháp để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, bà Châu chưa thấy đề cập đến việc làm sao để thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức, vai trò của mỗi bộ, ngành, đơn vị, nhất là đơn vị tham mưu thấy được trách nhiệm của mình, chứ không phải “khó thì về địa phương; dễ, đúng quy định thì Trung ương làm”.

Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “chống dịch như chống giặc”, nhưng theo nữ đại biểu, không phải cơ quan, đơn vị nào cũng ý thức được điều đó. Trong khi, địa phương cần xin ý kiến về các quy định trong trường hợp “nước sôi, lửa bỏng” như phòng chống dịch.

Bà đơn cử 1 ví dụ cụ thể, có một lô hàng với hơn 22 nghìn lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ trẻ em khó khăn trong đại dịch COVID -19 tại TP HCM. Mặt trận Tổ quốc TP đã xin ý kiến Cục An toàn Thực phẩm, Cục Thú y.

Cục Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý; còn Cục an toàn Thực phẩm nói “đề nghị TP HCM hỏi Chính phủ”. Nhưng TP gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về Cục An toàn Thực phẩm trả lời.

“Vậy tại sao không tham mưu luôn một văn bản nêu chính kiến của mình và tham mưu cho Chính phủ một văn bản trả lời?”, bà Châu nêu.

Nữ đại biểu nhận xét, “cách làm của Cục An toàn Thực phẩm là đúng quy trình, nhưng không đúng với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và nếu như không có gì thay đổi đánh giá hàng năm thì cuối năm cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm tròn chức trách nhiệm vụ. Còn ở tại TP. HCM lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?”.

Đại biểu mong Chính phủ kiến tạo phải tạo ra một cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của bộ, ngành và từng cán bộ trong việc tham mưu kịp thời cho Chính phủ những việc cần thiết, “không cần phải nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy”, có lợi tốt nhất cho người dân.

“Chúng tôi cần một sự phân cấp mạnh, một hướng dẫn rõ ràng trong những tình huống như thế này”, bà Châu nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định thảo luận tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định thảo luận tại phiên họp.

Triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh “đầu voi, đuôi chuột”

Từ nghị trường, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (đoàn Bình Định) chia sẻ, khi cầm tấm bằng khen trong công tác phòng chống dịch, ông “vui có, buồn phần nhiều hơn”.

“Buồn vì có nhiều người xứng đáng hơn tôi chưa được ghi nhận, buồn vì biết rằng, sau đó mọi chuyện có thể lại trở lại như cũ, những thiệt thòi của ngành mà ai cũng ghi nhận lúc này nhưng hết dịch lại chẳng hề thay đổi”, ông nói.

Đại biểu mong sau đại dịch không thể nào quên này, những chế độ chính sách, những bất cập của ngành y sẽ được giải quyết và có hướng thoát ra.

Với phòng, chống COVID -19, từ kinh nghiệm thực tế và học tập chống dịch ở Châu Âu, đại biểu Hiếu đề xuất, tập trung rà soát “lỗ hổng” trong việc bảo vệ nhóm dân số nguy cao nếu bị COVID tấn công như người già, người có bệnh nền, phụ nữ có thai… bảo vệ các cơ sở y tế, viện dưỡng lão để không trở thành ổ dịch.

Theo ông, tiêm phủ mũi một cho tất cả dân số bởi khi tiêm mũi một cũng đã giảm tỷ lệ tử vong cao.

Đề xuất tiếp là triển khai ứng dụng tin học trong việc phát hiện, theo dõi, điều trị COVID -19 trên toàn quốc, không để riêng 1 bộ chủ trì trong lĩnh vực cực kỳ quan trọng này.

Hội đồng nghiệm thu phần mềm các app ứng dụng cần có các chuyên gia kinh nghiệm, tâm huyết.

“Sau khi thử nghiệm hoàn chỉnh cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh hiện tượng “đầu voi, đuôi chuột” của những phần mềm mang tiếng là của quốc gia trước đây”, ông nói.

Rào cản lớn nhất theo đại biểu là các cơ quan Nhà nước chưa thống nhất các quy định, quy trình, chưa tường minh dẫn đến hiệu quả còn quá khiêm tốn so với tiềm năng về công nghệ thông tin.

Từ đó, ông cho rằng, cần lấy tiêu chí “đơn giản và rộng mở”. Đơn giản là người dân đều có thể sử dụng được, với thời gian ngắn nhất. Rộng mở là có thể tích hợp với tất cả các phần mềm đã, đang và sẽ triển khai trong tương lai.

Với ván đề mở cửa nền kinh tế, đại biểu Hiếu cho rằng, Thủ tướng cũng khẳng định không dùng chiến thuật “zero COVID” mà mở cửa an toàn với 3 trụ cột và bằng chứng là kinh tế đang “chao đảo” đã có những tia sáng hi vọng thông qua những con số thống kê tháng 10 vừa qua.

Bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu cũng đề nghị chú trọng đầu tư chuyên môn, cơ sở vật chất ở tuyến quận, huyện, xã, phường và đưa mục tiêu cụ thể vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

“Tôi tin chắc những gì cán bộ y tế đã thực hiện trong thời gian qua, nếu được bảo đảm thu nhập để yên tâm công tác thì ngành y chúng tôi xin hứa sẽ không thua kém bất cứ ngành y nào ở trong khu vực”, người đứng đầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kết thúc phát biểu.

Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh