Da nhiễm trùng sau lăn kim trẻ hóa mặt
- Y học 360
- 22:11 - 26/02/2020
Tình trạng mụn mủ nặng dần, chị đến Bệnh viện Da liễu TP HCM khám. Bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm da nhiễm trùng do lăn kim, phải điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi và rửa ngoài da.
Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, cho biết lăn kim là phương pháp điều trị có thể giúp trẻ hóa làn da, cải thiện nếp nhăn, sẹo mụn, lỗ chân lông to... nhờ cơ chế tạo vết thương giả và sự lành thương. Lăn kim cũng giúp các thuốc bôi điều trị hấp thu qua da tốt hơn, hiệu quả điều trị cao.
"Không phải tình trạng da nào cũng phù hợp với thủ thuật lăn kim", bác sĩ Tú nói. Thực hiện kỹ thuật này sai hoặc chỉ định sai có thể gây nhiễm trùng da, mụn nước, mụn mủ, hoặc có thể càng làm tình trạng sẹo và sạm da trầm trọng hơn.
Theo bác sĩ Tú, thủ thuật thường bôi thuốc tê để giảm đau, nguy cơ dị ứng, sốc do thuốc tê có thể xảy ra. Vì vậy việc điều trị lăn kim nên được thực hiện ở những cơ sở y tế đảm bảo vô trùng, có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu để giải quyết kịp thời khi có tai biến xảy ra.
Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5-7 trường hợp tai biến trong làm đẹp. Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tìm hiểu kỹ, đến các cơ sở uy tín, bệnh viện có khoa da liễu để thực hiện nhằm hạn chế các tai biến đáng tiếc.