THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:54

Đà Nẵng: Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Để phòng bệnh, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần vệ sinh nhà cửa, trường học, những khu vực trẻ hay tiếp xúc hằng ngày; chăm sóc, vệ sinh chân tay, bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ.

Để phòng bệnh, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần vệ sinh nhà cửa, trường học, những khu vực trẻ hay tiếp xúc hằng ngày; chăm sóc, vệ sinh chân tay, bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng, hiện số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố có xu hướng gia tăng, xuất hiện hai ổ dịch nhỏ ở huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ.

Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 25/6, thành phố đã ghi nhận 326 ca bệnh tay chân miệng, trong đó từ ngày 19 - 25/6 ghi nhận thêm 38 ca bệnh và 2 ổ dịch nhỏ tại quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang.

Hiện, 7 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận ca bệnh tay chân miệng, trong đó các quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà và Thanh Khê có số ca mắc tăng.

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận, điều trị gần 20 bệnh nhi mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố và chuyển từ các địa phương khác đến.

Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, tay chân miệng là bệnh xuất hiện theo chu kỳ hằng năm, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 - 5 và từ tháng 8 - 11. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch. Trẻ từ 1 - 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.  

Bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não); biến chứng tim mạch hô hấp như viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch... nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Để chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng, theo các bác sĩ, tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên sự chủ động của phụ huynh, người dân là hết sức cần thiết.

Theo đó, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần vệ sinh nhà cửa, trường học, những khu vực trẻ hay tiếp xúc hằng ngày; chăm sóc, vệ sinh chân tay, thực hiện ăn sạch, uống sạch, bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ...

Hiện nay, nhiều trẻ mắc tay chân miệng nhẹ vẫn có thể điều trị, theo dõi ở nhà, tuy nhiên cần chuyển đến cơ sở y tế ngay nếu nhận thấy các biểu hiện, triệu chứng trở nặng của trẻ. 

TÚ ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh