THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:53

Cuộc chiến nội tâm dai dẳng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh tại Mỹ

Christy Karras và chồng nhận được tin nhắn trêu đùa từ một nhóm bạn mà họ không gặp từ tháng 2, khi cả bốn nằm trong số những người đầu tiên tại Mỹ nhiễm Covid-19.

“Sang chỗ bọn tôi ăn tối chứ?”

Đã một tuần rưỡi kể từ khi bất kỳ ai trong số họ có triệu chứng gì, qua mốc thời gian mà các bệnh nhân này được cho là có thể lây nhiễm. Về mặt virus học, họ không có nguy cơ tái nhiễm ngay lập tức. Một nhà nghiên cứu đã nói với Karras rằng cô có thể là “một trong những người an toàn nhất trên đất nước này”. Sau một tuần dài đau đầu, sốt và ho khan, cô và chồng mình - Bill Harper - mong mỏi được giao lưu xã hội. 

“Để tôi xem lịch nhé”, Karras nhắn lại. “Đùa thôi, chúng ta là ai cơ chứ. Chẳng có gì trên lịch cả”.

Tội lỗi vì đã may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”

Hai cặp đôi ở thành phố Seattle này đã bước sang giai đoạn mà nhiều người Mỹ khác chỉ có thể nằm mơ. Tính đến giữa tháng 3, chưa đến 5.000 người Mỹ được xác nhận dương tính với SAR-CoV-2. Một số vẫn ho, đến mức phải thở oxy. Rất nhiều người đã chết.

Số người sống sót từ làn sóng nhiễm Covid-19 đầu tiên đang dần tăng lên. Họ sẵn sàng nán lại trong các cửa hàng thực phẩm và chạm vào nắm đấm cửa không chút run sợ. Họ bắt đầu di chuyển dù có khi nó không quá cần thiết. Họ mời bạn bè sang chơi. Họ om nhau.

Các nhân viên y tế đã từng nhiễm Covid-19 nay quay lại thế chỗ làm việc cho những đồng nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ. Sau khi vượt qua được cửa tử, họ hiến máu cho các công ty công nghệ sinh học và các nhà nghiên cứu để tìm kiếm phương pháp từ kháng thể của mình.

Cảm giác đó rất choáng váng, nhưng họ cực kỳ biết ơn.

“Con trai tôi cứ hỏi: ‘Bố sẽ chết ư?”, Clement Chow (38 tuổi) - một giáo sư đại học nhiễm Covid-19 - cho biết. “Thật may vì có thể trả lời thằng bé là ‘Không’”

Đôi lúc, họ cảm thấy tội lỗi vì đã lây bệnh cho cả cộng đồng và hồi phục trong khi những người khác thì không.

Cuộc chiến nội tâm dai dẳng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh tại Mỹ: Tội lỗi vì là kẻ may mắn hơn, chật vật tái hòa nhập xã hội - Ảnh 1.

“Số người chết trên thuyền của tôi là 11”, Carl Goldman (67 tuổi) - bệnh nhân được giải cứu từ du thuyền Công chúa Kim cương - nói. “Đó có thể là bất kỳ ai trong số chúng tôi.”

Hiện tại, chưa ai có thể khẳng định những bệnh nhân này có thể tái nhiễm Covid-19 hay không. Một vài người phải đối mặt với sự kỳ thị từ những hàng xóm biết chuyện họ nhiễm bệnh.

Trong buổi đi chơi giữa hai nhà, Karras và chồng đã mua rượu, còn bạn bè họ đặt thịt nướng về nhà cùng liên hoan. Họ nói chuyện và nhớ lại những tháng ngày nhiễm bệnh. Họ đồng ý không đăng tải hình ảnh về buổi gặp gỡ này trên mạng xã hội. Dù rất muốn gửi một thông điệp mang tính hy vọng, họ phải kìm lại để tránh người hiểu nhầm là họ đang hả hê.

“Không có nhiều người nhiễm bệnh mà khỏi”, Karras cho biết. “Làm vậy chẳng khác nào thể hiện rằng chỉ mỗi chúng tôi biết cách”.

Chật vật tái hòa nhập cộng đồng

Elizabeth Schneider ghét việc trông như thể đang vi phạm quy định về hạn chế đi lại - thứ đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng.

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế Mỹ, những bệnh nhân từng dương tính với SAR-CoV-2 được phép rời khỏi nơi tự cách ly 7 ngày sau khi hết triệu chứng và 3 ngày sau cơn sốt cuối cùng. Do đó, cô có thể tự do bay từ Seattle về bang Arizona để thăm cha mẹ.

Schneider (37 tuổi) cảm thấy mình sẽ có ích hơn khi về nhà cha mẹ. Cô có thể đi mua lương thực giúp gia đình, nhất là khi mẹ cô bị hen suyễn - căn bệnh có thể khiến tình trạng bà nặng thêm nếu nhiễm virus.

Cuộc chiến nội tâm dai dẳng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh tại Mỹ: Tội lỗi vì là kẻ may mắn hơn, chật vật tái hòa nhập xã hội - Ảnh 2.

Gia đình Schneider tại bang Arizona. (Ảnh: Adriana Zehbrauskas/NYT)

Tuy nhiên, việc tái hòa nhập vào một xã hội đang ngừng hoạt động cũng chẳng khác gì một kiểu cô lập mới.

“Tôi tự hỏi bản thân: ‘Có nên nói cho cha mẹ biết rằng mình đã từng nhiễm bệnh?’”, cô đề cập tới những vị khách trên cùng chuyến bay - tất cả họ đang bàn về Covid-19. “Cuối cùng, tôi sợ quá nên bỏ cuộc”.

Đối với Schneider - người tự cách ly một mình trong nhà suốt 2 tuần sau khi có kết quả xét nghiệm, việc được dành thời gian bên cha mẹ, chơi game và nấu ăn đã giúp cô phục hồi.

Tuy nhiên, chuyến bay quay lại Seattle của cô đã bị hủy vì thiếu hành khách. Trong chuyến bay thay thế, cũng chẳng có mấy ai để cô nói chuyện nếu muốn.

“Trống vắng”, cô nhắn.

Nỗi lo lây lan và tái nhiễm Covid-19

Trên một nhóm Facebook có tên “Tập đoàn Người sống sót”, các thành viên đưa ra những câu hỏi rất khó để trả lời.

Liệu ra ngoài có an toàn không? Hết sốt nhưng vẫn mất vị giác và khứu giác nghĩa là sao? Có được phép ôm bà ngoại không? Những người từng nhiễm Covid-19 có phải đã được miễn dịch rồi?

Sự hoang mang của các bệnh nhân từng nhiễm Covid-19 lại càng nhân lên do sự thiếu thốn về dụng cụ xét nghiệm, cũng như sự kỳ thị của những người xung quanh. 

Water Lamkin (69 tuổi) - luật sư tư vấn cho một công ty tại Missouri - đã nhiễm Covid-19 vào tháng 3, trước khi được xác nhận khỏi bệnh bởi chính quyền địa phương vào đầu tháng 4. 

“Tôi không thể lây cho ai nữa, cũng như không thể tái nhiễm”, ông nói.

Cuộc chiến nội tâm dai dẳng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh tại Mỹ: Tội lỗi vì là kẻ may mắn hơn, chật vật tái hòa nhập xã hội - Ảnh 3.

Tuy nhiên, là người thường xuyên phải đi mua thực phẩm cho gia đình, Lamkin cho biết: “Mọi người vẫn phán xét tôi”. Ông tự hỏi mình có nên đi ra ngoài không. “Trừ khi tôi được xét nghiệm âm tính, tôi không thể trả lời câu hỏi đó”.

Lamkin được thông báo là ông sẽ không được xét nghiệm lại để đảm bảo âm tính với virus, vì xét nghiệm chỉ dành riêng cho những người có triệu chứng.

“Nhưng nếu không ai kiểm tra thì bạn biết làm gì bây giờ?”, ông thắc mắc.

Hiến huyết tương - giải pháp giúp các bệnh nhân “nhẹ lòng”

Cách đây một vài ngày, bác sĩ Kass đã nhiễm Covid-19 sau khi điều trị cho một bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Irving thuộc ĐH Columbia. Cô đã tình nguyện hiến máu cho một nghiên cứu tại Bệnh viện Mount Sinai với hy vọng sẽ giúp đỡ được nhiều người khác.

Để xác định xem ai có kháng thể phù hợp, người hiến sẽ được xét nghiệm máu, và chỉ những người đủ tiêu chuẩn mới được chuyển qua trung tâm máu để hiến huyết tương.

Tin vui là bác sĩ Kass đủ tiêu chuẩn.

“Khi biết mình có kháng thể phù hợp, bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm phải giúp đỡ”, cô nói. “Ai cũng đang làm việc rất tốt. Tuy nhiên, ở một mức nào đó, nó giống như là ‘Bạn vừa đủ may mắn để có nó’.”

Cuộc chiến nội tâm dai dẳng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh tại Mỹ: Tội lỗi vì là kẻ may mắn hơn, chật vật tái hòa nhập xã hội - Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể dùng huyết tương của những người khỏi bệnh để chữa trị cho các bệnh nhân khác. (Ảnh: Gregg Vigliotti/NYT)

Tham gia các nghiên cứu về kháng thể là điều mà bất cứ bệnh nhân Covid-19 nào đã khỏi đều sẵn sàng làm.

“Nếu đây là cơ hội để giúp đỡ nhân loại, tôi sẽ tham gia”, Rick Wright - một người đàn ông sống ở California - cho biết. Ngay khi vừa hết các triệu chứng và được phép ra ngoài, anh đã cho người đến tận nhà để lấy máu. 

Tại New York, các thành viên của Giáo đường Do Thái trẻ đã cùng xem bài thuyết trình của một giáo sư tại ĐH Rockefeller nói về sự hữu ích của việc hiến huyết tương qua Zoom. Họ cũng cân nhắc về dự án của những nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Montefiore gần đó.

Tuy nhiên, có những bệnh nhân từng nhiễm Covid-19 sẵn sàng tham gia mà không cần phải thuyết phục. Jacob Brown (26 tuổi) đã đạp xe hết 8km từ East Village cho tới Upper East Side để hiến máu cho cuộc dự án nghiên cứu của Bệnh viện Mount Sinai. Sau đó, anh tiếp tục đến ĐH Rockefeller vào hôm sau để làm điều tương tự.

Brown - người mới bị mất việc do những tác động kinh tế mà Covid-19 gây ra - không quá quan tâm đến “sức mạnh miễn dịch” mà mình đang sở hữu. Thế nhưng, việc hiến máu này khiến anh cảm thấy tốt hơn nhiều.

“Tôi không phải là nhân viên y tế nên không thể trực tiếp chiến đấu”, Brown nói. “Một người bạn của tôi đã đùa rằng: ‘Cậu có thể liếm ghế đá và rồi vẫn ổn thôi’.”

Cuộc chiến nội tâm dai dẳng của những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh tại Mỹ: Tội lỗi vì là kẻ may mắn hơn, chật vật tái hòa nhập xã hội - Ảnh 6.
 

Ngọc Hà

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh