Cùng chung tay mua sữa cho trẻ em…
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 17:06 - 15/10/2015
Đột phá từ Nghệ An
Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Nghệ An vừa triển khai chương trình Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt. Chương trình hướng đến mục tiêu: Cung cấp 1 hộp sữa 180ml/ngày, 5 ngày/tuần cho toàn bộ 428.306 học sinh mầm non, tiểu học của tỉnh Nghệ An trong năm học 2015 - 2016. Đây là chương trình lớn nhất trong các hoạt động đưa sữa đến trường học từ trước đến nay, nhằm cụ thể hóa đề án Sữa học đường của Chính phủ.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Trẻ em lứa tuổi học đường ở Việt Nam, nhất là trẻ em từ 2-12 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi khá lớn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi. Những ai từng đi tới các xã vùng 3 đặc biệt khó khăn đều lo ngại khi thấy những đứa trẻ lớp 4, lớp 5 nhưng vẫn nhỏ bé như học sinh lớp 1, 2 ở thành phố”. Bộ Y tế đã có con số thống kê đáng chú ý, 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu, hơn 80% trẻ bị thiếu kẽm, bữa ăn hàng ngày của trẻ em còn thiếu hơn 40% nhu cầu canxi, mặc dù đã được cải thiện nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở mức cao 25,9%. Những con số trên cho thấy tầm vóc và sức khỏe của một thế hệ vàng Việt Nam đang ở tình trạng đáng báo động.
Với cách làm mới, mọi trẻ em có cơ hội được uống sữa mỗi ngày.
Tính trung bình, chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm, thấp hơn 10,7cm so với chuẩn. So với thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tầm vóc của thanh niên nước ta kém hơn. Đây là một vấn đề ảnh hưởng sâu sắc tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước, cả về thể lực và trí lực. Và theo kinh nghiệm thế giới, giải pháp đột phá là cho trẻ dùng sữa hàng ngày.
Theo TS Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: “Hàng trăm năm nay, người Việt có nhu cầu tha thiết làm sao để trẻ em cao hơn, khỏe hơn. Sữa học đường là giải pháp cơ bản, đột phá để thực hiện khát khao đó; đây cũng là cách để thực hiện quyền được chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng, bệnh tật cho trẻ. Việc đầu tư vào con người từ thời thơ ấu cũng là cách tiếp cận khoa học; tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử với trẻ em. Mong muốn Chính phủ sớm nhân rộng chương trình ra toàn quốc. Khi triển khai chương trình trên diện rộng cần sự thông suốt từ Trung ương, các bộ, ngành đến địa phương; đặc biệt cần tuyên truyền để các bà mẹ thấy được ý nghĩa quan trọng của ly sữa học đường đối với con trẻ”.
Chương trình sữa học đường tại Nghệ An thực hiện theo phương thức: Miễn phí 100% cho học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình người có công; hỗ trợ 50% cho học sinh hộ cận nghèo; 30% cho học sinh còn lại. Nguồn hỗ trợ được huy động từ: Ngân sách đóng góp 15%; đơn vị cung cấp sữa 10%; phần còn lại kêu gọi các tổ chức và cá nhân hướng về con trẻ.
Cho con uống sữa để không bỏ lỡ cơ hội phát triển vàng
Để giải quyết vấn đề dinh dưỡng và cải thiện tầm vóc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030. Một trong các nội dung quan trọng của Đề án là xây dựng “Chương trình sữa học đường cho học sinh mẫu giáo và tiểu học”. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Đề án Sữa học đường Quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ, nhưng vẫn chưa được phê duyệt vì còn nhiều điểm cần cân nhắc, trong đó có các trở ngại về kinh phí.
Với sự ủng hộ của Bộ GD&ĐT, Tập đoàn TH đã mạnh dạn xây dựng mô hình điểm Chương trình Sữa học đường tại Nghệ An với các đề xuất khả thi về cơ chế tài chính, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ mọi trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học uống sữa tại trường và giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách quốc gia. Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH cho hay: “Ý thức được sự cần thiết của Chương trình Sữa học đường, Tập đoàn TH đã đề xuất các cơ chế hỗ trợ và huy động sự vào cuộc của cộng đồng để triển khai chương trình”.
Đánh giá về chương trình sữa học đường theo cách làm mới của tỉnh Nghệ An và Tập đoàn TH, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định: "Sữa học đường là chương trình nhân văn, có ý nghĩa xã hội lớn lao. Ngân hàng Nhà nước rất mong mỏi các em học sinh, đặc biệt là con em các gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có công ở các vùng sâu, vùng xa tiếp tục nhận được sự tài trợ của cộng đồng xã hội. Ngân hàng Nhà nước hưởng ứng chương trình và kêu gọi các tổ chức tín dụng tham gia; mong rằng chương trình Sữa học đường vì tầm vóc Việt có thêm nhiều nguồn lực tài chính hơn để có thể triển khai trên phạm vi toàn quốc".