Cứ nhắm mắt đi ngủ, cơ thể lại phản ứng theo những cách này chứng tỏ sức khỏe nguy hiểm cận kề, không nên chủ quan
- Y học 360
- 06:46 - 06/03/2020
Bên cạnh việc ăn uống thì giấc ngủ cũng là một nhu cầu sống còn của cơ thể chúng ta. Chẳng phải tự nhiên mà chúng ta dành tới 1/3 thời gian của cuộc đời để ngủ, nhiều nghiên cứu về khoa học cũng đã cho thấy khi ngủ, cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng... điều này vô cùng cần thiết để phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Tuy nhiên, nếu đêm nào đi ngủ bạn cũng gặp những vấn đề dưới đây thì hãy đi khám kịp thời để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
1. Đổ mồ hôi đêm
Đêm nào đi ngủ cũng thấy dấu hiệu đổ mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, bất kể thời tiết mát mẻ hay nóng bức thì bạn không nên xem thường. Đông y cho biết, triệu chứng đổ mồ hôi đêm cho thấy bạn đã mắc chứng can âm hư, thiếu hụt dương khí dẫn đến việc mồ hôi không được kiềm chế. Lúc này, bạn cần uống thuốc để điều hòa lại gan và nuôi dưỡng âm khí. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn thịt gà hầm để giảm triệu chứng.
2. Buồn đi tiểu nhiều lần vào ban đêm
Nếu buồn đi tiểu giữa đêm do bạn đã uống nhiều nước ngay trước khi ngủ thì là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không hề uống nước mà đêm nào cũng phải thức dậy vài lần để đi tiểu chứng tỏ bạn đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường... Bỏ qua tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến bệnh tật phát tiển nhanh hơn do không được thăm khám kịp thời.
3. Đau lưng, chuột rút
Nhẽ ra, lúc đi ngủ phải là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhất trong ngày, thế nhưng nếu đêm nào bạn cũng cảm thấy đau lưng khi nằm trên giường thì cần phải kiểm tra xem có khối u nào gây đau lưng hay không.
Chuột rút khi ngủ cũng cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi, dẫn đến sức khỏe của xương bị suy giảm. Nếu có liên quan đến việc thiếu canxi, thì bạn nên bổ sung bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến dấu hiệu chuột rút đi ngủ đó là suy giảm chức năng gan. Khi phần gân chân bị rối loạn và không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút. Nguy hiểm hơn, không chỉ chân mà ở cánh tay, lưng dưới và vai đều có thể bị chuột rút bất cứ lúc nào.
4. Đêm nào cũng tỉnh giấc 1-3h sáng
1h-3h sáng là khoảng thời gian cơ thể đang thực hiện chức năng tự làm sạch, loại bỏ các chất thải từ máu và các mô khác. Nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm 1-3h sáng mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể gan của bạn có quá nhiều độc tố cần xử lý.
Để không làm tổn hại gan, mọi người nên cắt giảm rượu và caffeine, cố gắng uống nhiều nước tinh khiết hơn. Gan cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn cuối ngày, vì vậy bạn nên ăn tối nhẹ nhàng, đi ngủ sớm để củng cố lại chức năng gan.
Nguồn: QQ, Aboluowang