THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:42

Cụ bà 94 tuổi hai lần thay khớp háng nhân tạo toàn phần thành công

TS.BS Phạm Chí Lăng, cho biết, cách đây 2 tháng (19/11/2021) cụ Võ Thị C, nhà ở quận 8, TP.HCM bị té ở nhà, gãy cổ xương đùi phải, nhập viện phẫu thuật thay khớp háng phải toàn phần. Sau 1 tuần, bệnh nhân xuất viện và trở lại đi đứng bình thường. Tuy nhiên, sau khi gãy cổ xương đùi bên phải 2 tháng, trong một lần bệnh nhân ở nhà có xoay trở mạnh, bà cụ bị gãy cổ xương đùi bên trái.

Bệnh nhân Võ Thị C, 94 tuổi đã trải qua hai cuộc phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cách nhau 2 tháng và hiện tại tình trạng sức khỏe ổn định, bình phục nhanh chóng

Bệnh nhân Võ Thị C, 94 tuổi đã trải qua hai cuộc phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cách nhau 2 tháng và hiện tại tình trạng sức khỏe ổn định, bình phục nhanh chóng

Bà C nhập viện tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế City và được chỉ định chụp XQ. Qua hình ảnh cho thấy bà C bị gãy cổ xương đùi trái. TS.BS Phạm Chí Lăng, bác sĩ trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình đã tư vấn cho người nhà và thống nhất phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bên trái cho bệnh nhân Võ Thị C. Ca phẫu thuật lần thứ 2 diễn ra thành công, bệnh nhân đã hồi phục và sớm lấy lại khả năng vận động với khung tập đi.

Hai ngày sau mổ, cụ bà được bác sĩ hướng dẫn tập đứng. Ngày thứ 3 sau mổ, cụ bà đã có thể đi lại được trong phòng với khung tập đi và sự hỗ trợ của nhân viên y tế, người nhà. Ngày thứ 4 thì cụ bà đã có thể tự đứng lên, đi lại trong phòng với khung mà không cần sự hỗ trợ của người khác.

Sau 4 ngày cụ bà C. có thể tự ngồi ghế mà không cần sự hỗ trợ của người khác.

Sau 4 ngày cụ bà C. có thể tự ngồi ghế mà không cần sự hỗ trợ của người khác.

Theo TS-BS Phạm Chí Lăng, loại khớp háng nhân tạo được sử dụng cho bệnh nhân là loại khớp đôi, nghĩa là khớp đặt trong khớp, nhờ đó giúp bệnh nhân không bị trật khớp sau mổ. Những bệnh nhân lớn tuổi thường không kiểm soát được các tư thế của chân, nên dễ bị trật khớp sau mổ thay khớp háng. Loại khớp đôi này giúp khắc phục được nguy cơ vừa nêu.  

Theo các bác sĩ phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật khó, đòi hỏi kỹ năng cao, phương tiện hiện đại. Không phải trường hợp đau khớp nào cũng có thể phẫu thuật thay khớp. Để được thay khớp bác sĩ phải khai thác tiền sử bệnh, xem xét các kết quả cận lâm sàng từ đó mới đánh giá có thể thực hiện phẫu thuật thay khớp háng hay không.

Trường hợp bệnh nhân Võ Thị C là một ca bệnh hiếm gặp bởi tuổi cao, loãng xương nặng, hai lần phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đều là những cuộc mổ lớn cách nhau có 2 tháng nhưng cụ Võ Thị C đã bình phục nhanh chóng. Bác sĩ Lăng dự kiến, trong vòng 1 tháng, bệnh nhân có thể tự đi lại được mà không cần sự hỗ trợ của khung tập đi.

Trần Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh