Công đoàn Bộ LĐ-TB&XH: Tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 21:53 - 12/10/2015
Ông Đào Ngọc Thịnh phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Tham dự lớp tập huấn có ông Phạm Văn Quân, Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức CĐVC Việt Nam, ông Đào Ngọc Thịnh, Vụ trưởng, Chủ tịch Công đoàn Bộ LĐ-TB&XH; ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên thường vụ Công đoàn viên chức Việt Nam, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội; ông Phan Văn Thông, Phó chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ LĐ-TB&XH; ông Nguyễn Bách Phái, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng cùng lãnh đạo các cơ quan và cán bộ công đoàn 41 đơn vị công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Bộ LĐ-TB&XH.
Các đại biểu tại lớp tập huấn.
Các học viên được tập huấn nhiều nội dung liên quan đến tổ chức công đoàn như: Những vấn đề cơ bản về công đoàn Việt Nam; thống tổ chức và nguyên tắc hoạt động của công đoàn; công tác ủy ban kiểm tra công đoàn, hoạt động của Ủy ban kiểm tra công đoàn; chuyên đề giáo dục trẻ em vị thành niên; công tác ban thanh tra nhân dân, tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập...
Ông Phan Văn Thông phát biểu tại lớp tập huấn.
Tại lớp tập huấn, nhiều câu hỏi của đại diện các công đoàn đơn vị được đưa ra trao đổi, như: Trong một tổ chức công đoàn một đơn vị thì phải làm gì để đoàn kết được người lao động để họ hoàn thành tốt chuyên môn nghiệp vụ, hoặc khi nào thì tổ chức đại hội Công đoàn bất thường và trong cơ quan, đơn vị thì ai không được bầu làm Chủ tịch Công đoàn...
Thảo luận tại lớp tập huấn.
Chia sẻ về nhiệm vụ của cán bộ công đoàn trong đơn vị, bà Nguyễn Thu Hằng, Phó Tổng biên tập Báo Lao động và Xã hội mong muốn, điều quan trọng là cán bộ công đoàn phải biết bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho người lao động, nắm bắt và hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của họ để từ đó động viên, chia sẻ và khuyến khích họ phát triển những điểm mạnh cũng như khắc phục được hạn chế. Từ đó, đơn vị có được sự đoàn kết, ổn định để phát triển…
Nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. giáo dục nâng cao trình độ, văn hóa, pháp luật, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ. Kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiên các quyền của công đoàn cơ sở theo qui định của pháp luật. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiên qui chế dân chủ, tổ chức hôi nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động (đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập) ở cơ quan đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thay mặt người lao động xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo qui định của pháp luật. Hướng dẫn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Đề xuất với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của công nhân, viên chức lao động; tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong công nhân, viên chức, lao động. Tổ chức vận động công nhân, viên chức, lao động trong cơ quan đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo qui định của pháp luật và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. |