Công an truy tìm người đàn ông đi vệ sinh giữa đường
- Tây Y
- 23:04 - 24/02/2016
Nếu chiếc xe này vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ xử lý theo quy định. Còn việc người đàn ông trên xe đi vệ sinh không đúng nơi quy định thì phía công an phường hoặc công an quận có trách nhiệm xử lý.
Đội CSGT số 3 (Công an TP Hà Nội) đang truy tìm chiếc xe dừng giữa đường để đi vệ sinh. Ảnh: Facebook P.X |
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Đức Long (Hà Nội) cho rằng hành vi của người lái xe ôtô thể hiện sự thiếu văn hóa, mất đi nét văn minh đô thị và không tôn trọng người xung quanh.
Không những thế, hành vi này còn vi phạm các quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.
Cụ thể, tại điểm c khoản 1 điều 7 Nghị định trên quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
"Trong trường hợp này, nếu có các hình ảnh cụ thể chứng minh hành vi trên của người đàn ông thì cơ quan chức năng có thể xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật để làm gương cho những trường hợp về sau không tái phạm.
Thêm vào đó, để giải quyết vấn đề này thì thành phố cũng nên tăng cường tuyên truyền, cho xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng ở các địa điểm để tạo dựng nét văn minh đô thị", luật sư Long nêu.
Về ý kiến người đàn ông này có thể "say rượu" hoặc "bị bệnh" không chịu được nên mới có hành vi như vậy, luật sư Long cho rằng, các cơ quan chức năng sẽ phải xem xét, làm rõ.
Nếu trong trường hợp người đàn ông này "say rượu" mà vẫn điều khiển xe ôtô như vậy thì đây là hành vi cấm và sẽ còn bị xử lý theo quy định hiện hành.
Không những thế, hành vi này còn vi phạm các quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.
Cụ thể, tại điểm c khoản 1 điều 7 Nghị định trên quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
"Trong trường hợp này, nếu có các hình ảnh cụ thể chứng minh hành vi trên của người đàn ông thì cơ quan chức năng có thể xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật để làm gương cho những trường hợp về sau không tái phạm.
Thêm vào đó, để giải quyết vấn đề này thì thành phố cũng nên tăng cường tuyên truyền, cho xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng ở các địa điểm để tạo dựng nét văn minh đô thị", luật sư Long nêu.
Về ý kiến người đàn ông này có thể "say rượu" hoặc "bị bệnh" không chịu được nên mới có hành vi như vậy, luật sư Long cho rằng, các cơ quan chức năng sẽ phải xem xét, làm rõ.
Nếu trong trường hợp người đàn ông này "say rượu" mà vẫn điều khiển xe ôtô như vậy thì đây là hành vi cấm và sẽ còn bị xử lý theo quy định hiện hành.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngăn Ngừa Bệnh Tim Và Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi: Bí Quyết Sống Khỏe Mạnh Và An Toàn
Bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và vai trò của y học hiện đại...
2 tháng trước
Tin nên đọc