Con người sống ở đời: HỒ ĐỒ là bản lĩnh, BIẾT ĐỦ là thông minh
- Bác sĩ
- 20:02 - 20/04/2020
01
Tâm phải đơn giản, người phải hồ đồ
Cuộc đời có hai việc: bận thì tỉnh táo làm việc, rảnh thì hồ đồ làm người.
Hồ đồ là gì?
Hồ đồ không phải là giả điên giả dại mà là nhìn thoáng mọi việc và tránh xa thị phi.
Hồ đồ không phải là cáo già, xảo quyệt mà là sống thư thái và thành thơi.
Lúc còn trẻ thường quyết không khoan nhượng, đối đầu gay gắt với những kẻ chướng tai gai mắt, gặp chuyện bất bình chẳng tha.
Sau khi trưởng thành, thời gian bào mòn bớt ngông cuồng tuổi trẻ, dần dần nhìn thấu một vài thứ: hồ đồ là phúc!
Tiếc là, rất nhiều người thà rằng anh minh cả đời cũng không muốn hồ đồ chốc lát.
Thế rồi, niềm hạnh phúc đó giống như một chiếc vô lăng xoay tròn, mãi mãi không tìm được phương hướng để tiến về phía trước.
Trong kinh doanh, hãy học cách nhượng lợi, trông có vẻ hồ đồ, nhưng về lâu về dài đó mới là trí tuệ. Thêm bạn bớt thù, thà thêm một đối tác kinh doanh còn hơn là thêm một đối thủ cạnh tranh.
Giữa vợ chồng với nhau, nên mắt nhắm mắt mở cho qua. Bao dung khuyết điểm của đối phương, có như vậy mối quan hệ mới hòa hợp và lâu dài.
Giữa đồng nghiệp với nhau phải lấy đại cục làm trọng. Không tranh giành trước sau, sớm muộn cũng sẽ có người nhìn ra sự cống hiến của bạn.
Phật dạy rằng: "người không được quá tận, việc không được quá tận, mọi thứ mà quá tận, duyên phận sớm sẽ tận".
Con người sống ở đời, khó lòng tránh khỏi những việc không như ý, gặp phải những người không chân thành.
Những người tỉnh táo thường nhìn mọi việc quá rõ ràng nên phiền não đầy mình. Còn người hồ đồ không ngại được mất, nên dễ tìm thấy nhiều hương vị lớn của cuộc đời.
Giống như câu chuyện về hai bệnh nhân mắc ung thư.
Người tai thính chưa đầy 3 tháng thì qua đời. Người tai nặng, không những sống qua 3 tháng, mà đến nay đã 2 năm qua đi vẫn sống tốt đẹp.
Nếu không có những biến cố khác, chúng ta ắt sống trăm năm. Cuộc sống vốn là nửa tỉnh táo nửa hồ đồ. Nếu như mọi việc nhìn nhận một cách quá rõ ràng, mọi niềm vui và hạnh phúc cũng sẽ theo đó mà tan thành mây khói.
Người hồ đồ, người biết thời cuộc mới là tuấn kiệt, mọi việc không cần thiết phải quá tỏ tường, vừa mệt mình, vừa mệt người.
Hồ đồ là một kiểu tâm thái, con người sống ở đời, hồ đồ một chút âu cũng là cái phúc.
Hồ đồ không phải là ngốc hay ngu muội mà là phong thái, khí phách càng là một kiểu tu dưỡng.
Con người sống ở đời không cần phải quá tỏ tường với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Nhiều lúc, sống hồ đồ, tự tại một chút, mắt nhắm mắt mở sống qua ngày, vừa tốt cho mình, vừa tốt cho người. Hầu hết những người tính toán chi li với người khác đều sống không vui.
Đối xử với bạn bè hồ đồ một chút, không tính toán thiệt hơn mới có được chân thành; Đối với người khác hồ đồ một chút mới có được sự tín nhiệm; Đối với người thương hồ đồ một chút vừa cho đối phương không gian tự do vừa cho bản thân có không gian riêng; Đối với mọi việc hồ đồ một chút, thuyền đến bờ tự nhiên sẽ thẳng.
02
Hồ đồ là trí tuệ lớn của đời người
Thời Đường Huyền Tông có một vị võ tướng tên là Quách Tử Nghi.
Quách Tử Nghi dụng binh như thần, giết địch vô số, lấy thân cứu nước trên dưới 20 lần, có công lao lớn vì giang sơn nhà Đường.
Nhưng Quách Tử Nghi thường phạm hồ đồ trong lúc xử lý công việc thường ngày. Khi làm Nha Tướng, Quách Tử Nghi và một vị Nha Tướng khác là Lý Quang Bật có tính tình trái ngược nhau, nên xem nhau như kẻ địch. Nhưng sau khi lên làm đại Tướng, Quách Tử Nghi lại "hồ đồ" tiến cử Lý Quang Bật với Đường Túc Tông.
Vợ chồng công chúa Thăng Bình và Quách Ái cãi nhau, Quách Tử Nghi "hồ đồ" đòi chém đầu con trai Quách Ái. Công chúa Thăng Bình đành phải xin cứu viện từ bên ngoại. Từ đó hai vợ chồng hòa hợp, không còn cãi nhau nữa.
Gian thần Ngư Triều An nhân lúc Quách Tử Nghi dẹp loạn xa nhà, đào mộ tổ của nhà Quách Tử Nghi khiến tro cốt tổ tông phơi hoang bỏ dại. Quách Tử Nghi lại "hồ đồ" quy việc mộ tổ bị đào là trời trừng phạt khiến Đường Đại Tông và bách tính kinh thành bị một phen hú vía.
Sau khi mất đi, ông được Đường Đức Tông phong làm Thái Sư, phá lệ xây mộ của ông cao thêm 10 thước.
Về lý, "địch quốc vong, lương cung tàn", Quách Tử Nghi một đời công lao cái thế, khó tránh khỏi sự ngờ vực của hoàng đề đương triều. Nhưng chính vì sự "hồ đồ" của mình, không những bảo toàn được gia tộc, còn vang danh thiên hạ, gìn giữ giang sơn 4 đời triều Đường.
Cao nhân thực ra trong lòng họ vô cùng hiểu rõ nhưng trả vờ hồ đồ. Họ biết bổn phận, biết dài mà giữ ngắn, biết trắng mà giữ đen.
Họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc Trịnh Ban Kiều từng nói: "Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó".
Thông minh có thể giải được một bài toán khó nhưng trí tuệ mới có thể sống một cuộc đời đẹp.
Có người nói trí tuệ đó là thông minh một chút, giả ngu một chút.
Đối với người ngoài, không ngại giả ngu một chút, hồ đồ một chút, làm việc không cần phải quá anh minh.
Nhưng đối với chính mình nhất định phải thông minh, sắp xếp mọi thứ phải rõ ràng.
Trong con người tôi nhiệt huyết theo đuổi trí tuệ bao giờ cũng mãnh liệt hơn nhiệt huyết theo đuổi niềm vui.
Làm người với tâm thái hồ đồ mới là trí tuệ lớn trong cuộc đời.
03
Biết đủ là thông minh
Cổ nhân có câu: "phàm việc gì biết đủ thường thỏa mãn, người đến mức vô cầu phẩm hạnh tự sẽ cao"
Cuộc đời mỗi người sống không mang đến, chết không mang đi, chỉ có biết đủ mới thường lạc.
Thế nào là biết đủ?
Biết đủ tức là trong lòng không đố kỵ, không phẫn nộ. Vinh nhục được mất đều là phù du.
Biết đủ tức là nhìn thoáng vạn sự trong thế gian, quên đi mọi phiền toái trong tâm. Không tranh không cướp, luôn thoả mãn trong mọi tình cảnh.
Trên thế giới này không có người buồn, chỉ có người không muốn mình vui.
Căn nhà ấm áp bạn sẽ chê nó không đủ rộng, công việc nhàn hạ bạn sẽ thấy lương quá thấp…
Thực ra, không phải những thứ mà chúng ta đang có ở hiện tại không đủ tốt mà là tâm của chúng ta nghĩ quá nhiều, vô hình chung tạo thêm nhiều phiền não cho bản thân.
Triết gia người Hy Lạp cổ đại Sokrates khi còn trẻ ông cùng với vài người bạn sống trong một căn phòng chỉ rộng 7, 8 mét vuông, nhưng lại luôn vui vẻ lạc quan.
Sau đó, các bạn của ông lập gia đình, lần lượt dọn ra ngoài. Căn phòng chỉ còn lại mình ông, nhưng ông vẫn rất vui vẻ.
Ông nói: "Ở cùng các bạn có thể cùng nhau thảo luận vấn đề, giao lưu tình cảm; Các bạn dọn đi rồi, tôi có rất nhiều sách, tôi vẫn có thể học hỏi, điều này không đáng để vui sao?"
Trong mắt người khác đây là vấn đề khó khăn, nhưng trong mắt người biết đủ lại là tài sản quý báu.
Trang Tử trong "Tiêu Dao Du" từng viết: "Chim Tiêu Diêu làm tổ trong rừng sâu, chẳng qua cũng chỉ một cành cây; Chuột chũi uống nước sâu, chẳng qua đầy một bụng".
Con người âu cũng là vậy. Lương điền vạn mẫu cũng chỉ một ngày 3 bữa, nhà rộng vạn gian cũng chỉ ngủ giường ba thước.
Bạn ngưỡng mộ đồ uống của người khác đủ màu đủ sắc, nhưng chưa chắc có thể giải khát như nước lọc của bạn.
Cuộc đời con người vốn không khổ, khổ là do tham vọng quá nhiều. Tâm con người vốn không mệt, mệt là do mưu cầu quá lớn.
Sau cơn mưa rào, người ngẩng đầu lên nhìn trời sẽ thấy cầu vồng, người cúi đầu nhìn đất chỉ thấy bùn lầy.
Những người biết đủ, dù ở mặt đất cũng thấy an lạc. Người không biết đủ, dù ở thiên đường cũng thấy chẳng vui.
Chặng đường còn lại, những gì nên buông hãy buông, những gì nên giữ hãy giữ, sống tốt trong khoảng trời xanh của chính mình.
04
Biết đủ mới hạnh phúc
Tôi từng đọc được bài thơ nói về sự "không biết đủ" của con người với đại ý như sau:
Cả ngày bận rộn vì cái ăn, mới có cái ăn lại nghĩ mặc
Đủ ăn đủ mặc lại chê nhà thấp
Nhà cao cửa rộng, ăn uống đủ đầy lại mơ cuộc sống thần tiên đánh cờ
Có được cuộc sống thần tiên rồi lại hỏi đâu có thang lên trời.
Chưa kịp ngồi thang lên trời, bị diêm vương sai quỷ đến bắt.
Nếu như không phải hết kiếp người, lên đến trời rồi vẫn chê thấp.
Tham vọng của con người mãi mãi không thể đáp ứng đủ. Đứng núi này trông núi nọ, đến cuối cùng chẳng có được thứ gì trong tay.
Tiền không cần nhiều, đủ tiêu là được, bạn bè không cần nhiều, chân thành là được, phần đời còn lại, chọn lựa đúng là được.
Con người sống ở đời, dù là lụa là gấm vóc hay khố rách áo ôm chỉ cần nhìn thoáng mọi thứ, cuộc sống không còn phiền não.
Người trí tuệ, mọi việc đều nghĩ tốt, không phẫn nộ, không oán thán.
Kiên định lập trường trong mưa to gió lớn, phân rõ thị phi trắng đen, biết tiến biết lùi.
Đời người chẳng qua chỉ là 3 vạn ngày, quay đầu nhìn lại đã qua nửa đời.
Sống ở đời, nếu như tính toán chi li từng chút được từng chút mất, cuối người người khổ người mệt không ai khác là chính mình. Cuộc đời chả mấy khi được hồ đồ, quý là bởi biết đủ. Mọi việc nên nhìn thoáng một chút, phúc họa song hành, vui buồn là do mình tự tạo.