Con gái bị tổn thương cổ tử cung thường có 6 đặc điểm
- Y học 360
- 16:42 - 24/10/2020
Vị trí của cổ tử cung là phần sau của tử cung dạng như miệng cá đường kính từ 2 – 4cm, nối tiếp âm đạo với tử cung. Cổ tử cung là nơi quan trọng để phòng ngừa các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Các bệnh thường gặp ở cổ tử cung như polyp cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… Các bệnh đều rất nguy hiểm và có một số bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nhìn chung, các bạn nữ phát hiện mình có 1 trong 6 đặc điểm dưới đây thì nên đi khám cổ tử cung ngay để tránh những rủi ro không đáng có.
1. Chảy máu và có mùi hôi sau khi quan hệ tình dục
Ngoài nguyên nhân ma sát mạnh dẫn đến chảy máu thì các bạn nữ bị viêm cổ tử cung hay polyp cổ tử cung cũng bị chảy máu khi quan hệ. Đồng thời lúc đó bạn ngửi thấy mùi khó chịu thì chắc chắn cổ tử cung của bạn đang bị tổn thương.
2. Khí hư có mùi, có màu
Khi cổ tử cung bị tổn thương, dịch tiết âm đạo nữ giới sẽ có dạng như nước cháo loãng, có lúc sẽ lẫn cả máu, có màu đỏ. Lâu ngày thậm chí sẽ chuyển màu nâu và có mùi hôi.
3. Kinh nguyệt ra nhiều
Kinh nguyệt ra nhiều là tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, chu kỳ kinh nguyệt bất thường không phải từ 21 đến 35 ngày. Ngoài ra có những người còn có kinh vài lần trong một tháng, tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng kéo dài từ đầu đến hết kỳ kinh. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bạn đang có vấn đề.
4. Có dị vật tiết ra khi đi vệ sinh
Đây là một trong những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn cuối của các vấn đề về cổ tử cung. Các dị vật này rơi ra khi đi vệ sinh xuất phát từ các mô khối u đã bị thối rữa, đôi khi cũng dính vào cả quần lót.
5. Đau bụng dưới kèm đau lưng
Cổ tử cung bị tổn thương có thể biểu hiện ở chỗ bụng dưới và lưng thường xuyên bị đau nhức, nhức nhối không thuyên giảm trong thời gian dài. Bên cạnh đó khi nằm thẳng, bụng dưới có thể sờ thấy, cảm giác được có vật cứng trong bụng.
6. Đi tiểu liên tục
Tình trạng này hầu hết xảy ra khi các vấn đề về cổ tử cung nghiêm trọng hơn. Các mô bệnh ảnh hưởng lan sang các bộ phận và cơ quan nội tạng xung quanh, bao gồm cả bàng quang khiến người bệnh đi tiểu rất gấp gáp và liên tục.
Bổ sung selen, tăng cường khả năng miễn dịch để loại bỏ virus HPV gây ung thư cổ tử cung
HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Virus này là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác.
Sau khi một số người nhiễm virus HPV, do khả năng miễn dịch thấp và thói quen xấu khiến nhiễm trùng nhiều lần, kéo dài dẫn đến tổn thương ở cổ tử cung. Vì vậy, khả năng miễn dịch của con người là một trong những yếu tố quan trọng để giúp phòng tránh, loại bỏ virus HPV.
Để nâng cao khả năng miễn dịch, bổ sung selen cho cơ thể là một điều hết sức cần thiết. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 50 microgam selen. Nếu duy trì lượng tiêu thụ hàng ngày là 60 microgam thì khả năng miễn dịch được duy trì ở mức tương đối cao, khả năng loại bỏ virus HPV được cải thiện.
Các thực phẩm giàu selen có thể kể đến như: cá, thịt lợn, thịt bò, gà, trứng, gạo lứt, nấm, rau bina, đậu lăng, chuối, bột yến mạch, hạt hướng dương, sữa và sữa chua…
Nguồn: QQ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec, Healthline. Ảnh: Pinterest