CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:17

Chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm của phương pháp nhịn ăn khô

Sophie Prana, một cô gái người Áo nổi tiếng trên mạng xã hội, đã chia sẻ một đoạn video ngắn về chế độ ăn kiêng khô, không uống nước. Cô cho biết áp dụng chế độ dinh dưỡng này vừa có lợi cho cơ thể vừa giúp bảo vệ môi trường.

Prana giải thích: "Tôi đã ngừng uống nước cách đây 1 năm. Các cơ bắp trong cơ thể chứa 99% là nước và nước trong các tế bào không phải là loại nước thông thường. Chúng là chất lỏng có cấu tạo phức tạp với tính chất đặc biệt".

Chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm của phương pháp nhịn ăn khô - Ảnh 1.

Chế độ dinh dưỡng đầy hứa hẹn?

Loại nước cô gái này nhắc tới là H3O2 hay còn gọi là "nước sống". Theo Prana: "H3O2 nhầy hơn, đậm đặc và kiềm hơn nước thường. Nó có khả năng lưu trữ và truyền năng lượng giống như pin. Nếu biết cách sử dụng chất này, bạn có thể bảo vệ sức khỏe một cách dễ dàng".

Thay vì uống nước bình thường, cô gái này bổ sung "nước sống" và cấp nước cho tế bào từ trái cây, rau và dừa, những thực phẩm chứa nhiều H3O2 nhất. Kể từ khi áp dụng chế độ ăn kiêng khô, Prana cho biết các vết sưng tấy trên da và khớp của cô đã biến mất.

Tất nhiên, cô gái này không phải là người duy nhất hứng thú với việc nhịn ăn khô. Rất nhiều người ủng hộ chế độ dinh dưỡng này cũng tuyên bố có thể giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá, chàm, u nang, dị ứng, phát ban và bệnh vẩy nến nhờ việc tránh uống nước.

Chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm của phương pháp nhịn ăn khô - Ảnh 3.

Thay vì uống nước bình thường, cô gái này bổ sung "nước sống" và cấp nước cho tế bào từ trái cây, rau và dừa, những thực phẩm chứa nhiều H3O2 nhất.

Nhịn ăn khô sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Trên thực tế xu hướng hướng ăn uống nhằm bảo vệ sức khỏe này không thực sự lành mạnh. Jackie Newgent, chuyên gia dinh dưỡng, tác giả của cuốn sách The Clean & Simple Diabetes Cookbook kiêm nhà cố vấn ẩm thực trên trang mạng Lunch Unpacked cho biết: "Về cơ bản, chế độ ăn này khiến bạn không được dùng nước máy hoặc nước đóng chai và chỉ dựa vào lượng nước có trong thực phẩm, chủ yếu từ trái cây tươi và rau". Đây có thể coi là một cách khéo léo nhằm nâng tầm quan trọng của "nước sống".

Mặc dù các thực phẩm giàu nước như trái cây, rau, nước ép hoa quả có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa, Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, chúng ta khó có thể bổ sung lượng chất lỏng cơ thể cần thiết theo cách này.

Chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm của phương pháp nhịn ăn khô - Ảnh 4.

Mặc dù các thực phẩm giàu nước như trái cây, rau, nước ép hoa quả có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa, Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, chúng ta khó có thể bổ sung lượng chất lỏng cơ thể cần thiết theo cách này.

Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, phụ nữ trên 19 tuổi cần uống 2,7 lít nước mỗi ngày, tương đương với 11 ly nước. Con số 3,7 lít, tương đương với 15 ly đối với nam giới. Thông thường, khoảng 20% lượng chất lỏng cơ thể cần hấp thụ tới từ thực phẩm và số còn lại đến từ việc uống nước thông thường. Do đó, chỉ tiêu thụ trái cây tươi và rau sẽ không cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể để hoạt động trong ngày.

Hơn nữa, kiêng uống nước cũng sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng một cách không cần thiết. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa chất, lưu thông máu, điều chỉnh nhiệt độ, loại bỏ chất độc, bôi trơn các khớp, bảo vệ nhiều cơ quan và mô. Trên thực tế, chỉ mất đi 2-3% lượng chất lỏng trong cơ thể cũng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thể chất, tâm trạng, giảm sự tập trung, đau đầu, suy giảm trí nhớ, lo lắng và mệt mỏi.

Chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm của phương pháp nhịn ăn khô - Ảnh 6.

Kiêng uống nước cũng sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng một cách không cần thiết.

Không chỉ không có lợi cho cơ thể, nhịn ăn khô có khả năng gây nguy hiểm lớn. Nếu bạn không bổ sung đủ nước, nguy cơ mắc sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ tăng cao. Đối với một số người, nhịn ăn khô cũng có thể đe dọa tính mạng họ do các biến chứng từ việc mất nước. Chúng ta cần nước để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng phương pháp giữ gìn sức khỏe này hết sức nguy hiểm và tuyệt đối nên tránh.

(Nguồn: Health)

Nhung Mai

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh