CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:25

"Chuyện của Yến" - Có một liệu pháp "cứu chữa tạm thời" mang tên sống chung sau ly hôn

Ly hôn là gì? Nói thực tế nhất có lẽ là lời tạm biệt lâu dài, là 2 người đóng gói hành lý, ai cũng vội vã đi đến "tương lai" của mình và bắt đầu một cuộc sống mới. Điều tốt nhất có lẽ là hạn chế gặp lại nhau.

Nhưng một mối quan hệ hôn nhân đang dần trở nên phổ biến đó chính là ly hôn nhưng không rời khỏi nhà.

Nhắc đến 2 từ ly hôn đương nhiên là mọi thứ đã thực sự kết thúc. Vậy tại sao họ phải duy trì liên lạc mật thiết như vậy? Điều này khác với sống chung như thế nào? Suy nghĩ thực sự của các cặp vợ chồng "ly hôn mà không rời khỏi nhà" là gì?

01

Hầu hết các gia đình ở cùng nhau sau khi ly hôn là vì: Lợi ích và thể diện, con cái và những người thân, vấn đề kinh tế.

Có nhiều lý do để sống chung sau khi ly hôn nhưng bạn cần xác định mấu chốt mối quan hệ này là ngắn hạn hay dài hạn.

Nghe có vẻ nực cười nhưng chung sống sau ly hôn mang lại những lợi ích nhất định.

Ngay cả khi không có tình cảm, hai người vẫn biết rõ về nhau vì họ đã ở bên nhau trong một thời gian dài và có thể chia sẻ áp lực kinh tế với nhau mà không lo bị lừa dối.

Đó là vì sau khi ly hôn, 2 người ở bên nhau trong 1 tâm thế khác, đa phần không phải do họ mong muốn mà đơn giản chỉ là giải pháp tốt nhất lúc bấy giờ. Hai người giống như một mối quan hệ hợp tác, văn minh và rõ ràng.

a - Ảnh 1.

Một số người chọn cách ly hôn vì sự bốc đồng hoặc trốn tránh. Họ coi ly hôn như 1 ván đánh cược và chắc mẩm, mất mát sẽ khiến đối phương nhận ra giá trị.

Chuyện của Yến là 1 ví dụ:

Cô phát hiện ra chồng mình đã lừa dối. Yến tìm đủ mọi cách từ khóc lóc đến gây sức ép nhưng đều vô vọng. Cuối cùng, cô cho phép chồng trở về nhà để hoàn tất thủ tục ly hôn.

Có lẽ vì quá ngột ngạt trong cuộc hôn nhân ấy, chồng Yến đã từ chối tất cả tài sản chỉ để đổi lấy tự do, càng nhanh càng tốt. Anh nhường lại ngôi nhà cho vợ vì cô ấy nuôi 2 đứa con.

Nhưng ly hôn xong thì công việc của anh ta gặp trục trặc, con nhỏ thì ốm liên miên nên nghĩ sao anh lại xin ở nhờ nhà vợ cũ. Và đó là điều khiến Yến cực kì hạnh phúc.

Cô luôn tin rằng chỉ cần có nhiều cơ hội gần gũi, cô sẽ lấy lại trái tim của chồng từng sa ngã, bởi dù sao anh cũng là người đàn ông trách nhiệm với gia đình.

Một đêm nọ, chồng Yến say rượu và chạm tay vào cửa phòng cô. Điều gì đến cũng đến, tình yêu trong lòng người đàn bà cô đơn đã được đánh thức, họ lại quyện vào nhau trong cơn say.

Yến nghĩ mối quan hệ giữa hai người sẽ có hi vọng hơn nhưng có vẻ cô lại 1 lần nữa cho phép người ta làm tổn thương mình.

Vài ngày sau Yến đã nghe thấy tiếng đàn bà trong phòng chồng cũ. Anh ta còn tươi cười giới thiệu là chỉ ở nhờ nhà vợ cũ vì những lý do bất khả kháng. Yến đau đớn chấp nhận sự thật, người đàn ông kia giờ chỉ là khách thuê trọ, không hơn, không kém.

02

Hôn nhân không giống như khi bạn đang trong một mối quan hệ yêu đương, tìm hiểu. Khi yêu, chỉ cần cảm thấy đối phương không quan tâm đến mình, bạn có thể nói "chia tay". Thậm chí, lời chia tay này không phải là kết thúc mà cực kì có tác dụng tích cực để cả 2 nhận ra giá trị trong lòng nhau.

Nhưng ly hôn không phải là liều thuốc để thay đổi bạn đời. Sẽ là ngây thơ khi phụ nữ hi vọng sự thất bại của cuộc hôn nhân sẽ khiến chồng mình hối hận, ăn năn.

a - Ảnh 2.

Ly hôn nhưng vẫn sống chung 1 mái nhà vẫn có thể là sự lựa chọn hợp lý nếu cả hai đã thỏa thuận tốt với nhau về mặt tình cảm và những giới hạn nhất định. Đừng mập mờ, nhập nhằng. Bởi chỉ 1 chút động lòng, nỗi đau lần này sẽ khó gọi thành tên bởi vị thế của bạn giờ đã hoàn toàn khác người vợ bị phản bội năm xưa.

Đó cũng là lý do tại sao 2 vợ chồng cần có 1 khoảng thời gian ly thân trước khi ly hôn, để cân nhắc lại tình cảm của mình.

03

Vậy trong hoàn cảnh nào, "sống thử" sau ly hôn để khôi phục tình cảm?

Trước hết, tình cảm của hai người đã phân định rõ ràng và không nên vi phạm quyền tự do của cả hai bên.

Nếu ly hôn là do một bên lừa dối, phản bội thì nó đã vượt qua ranh giới chấp nhận và ngay cả khi được tha thứ, nó sẽ luôn là một cái gai trong tim.

Thứ hai, cả hai bên đều sẵn sàng giao tiếp và hiểu những vấn đề trong hôn nhân.

Nhiều cặp vợ chồng có thể tái hôn vì họ bình tĩnh sau khi ly hôn và sẵn sàng nghĩ về những vấn đề của nhau ở một góc độ khác. Vô thức, họ giải quyết mâu thuẫn cốt lõi giữa hai người 1 cách từ tốn theo thời gian.

Khi một bên có ý tưởng tái hôn, họ nên giao tiếp tốt và hiểu nhu cầu sâu sắc của bên kia, đó cũng là cơ hội để hiểu chính mình và cải thiện bản thân toàn diện hơn.

a - Ảnh 3.

Cuối cùng, một sự đồng thuận về thay đổi có thể đạt được.

Sau khi biết vấn đề tồn tại ở đâu, hai người có thể thỏa thuận rõ ràng.

Với nhiều cặp vợ chồng, cả hai bên đều rất chung thủy nhưng vì một bên quá bận rộn vô tâm hoặc mối quan hệ con dâu - mẹ chồng trong gia đình không thể được xử lý thì vợ chồng có thể bình tĩnh ngồi xuống và giải quyết vấn đề để không đi đến con đường ly hôn.

Ly hôn không phải là điều gì khủng khiếp, nó thậm chí là một cơ hội tốt để tăng cường sự hiểu biết của hai người và làm cho mối quan hệ tiến xa hơn.

Nắm bắt thời kỳ lạnh nhạt sau khi ly hôn, suy nghĩ nghiêm túc về cuộc hôn nhân và thực hiện những thay đổi quan trọng - Đây có thể là một bản nâng cấp hoàn toàn mới cho hạnh phúc của bạn.

Nhưng nếu mọi thứ không thể đảo ngược, hãy khôn ngoan và chúc phúc cho nhau thay vì cầu xin bên kia thay đổi hoặc thậm chí sẵn sàng hi sinh liều lĩnh.

Chỉ bằng cách yêu bản thân, làm cho mình của ngày hôm nay tốt hơn rất nhiều mình của ngày hôm qua thì hạnh phúc sớm muộn gì cũng mỉm cười với bạn.

LL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh