Chúng ta học được gì về một thế giới hậu đại dịch Covid-19?
- Y học 360
- 15:34 - 30/06/2021
Trong khoảng 50 năm, công nghệ kỹ thuật số đã là chìa khóa để chuyển đổi nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ từ cuối những năm 1990, xuất hiện một chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số thực sự với Internet thương mại là cốt lõi. Các công ty kỹ thuật số hàng đầu như Google, Apple, Facebook và Amazon đang đảm nhận vị trí quan trọng đối với các bộ phận lớn hơn bao giờ hết của nền kinh tế. Họ đã không chỉ sống sót qua các cuộc khủng hoảng định kỳ của chủ nghĩa tư bản mà không bị tổn hại gì, mà thậm chí còn phát triển hơn.
Bài giảng và thảo luận trực tuyến: Những khủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số sẽ diễn ra vào 19:00 ngày 02.07.2021. Sự kiện do Viện Goethe tại Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu về Internet và Đời sống xã hội (Alexander von Humboldt Institute for Internet & Society (HIIG)) tổ chức.
Một phát hiện từ phân tích của Karl Marx về chủ nghĩa tư bản đó là một nền kinh tế thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 2008 là một minh chứng. Nó dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với sự suy thoái và giảm sản xuất và tiêu dùng toàn cầu.
Bằng cách nào để thoát khỏi bản chất dễ bị khủng hoảng này của chủ nghĩa tư bản không? Chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số có mang đến giải pháp? Các công cụ kỹ thuật số, thiết bị điện tử thông minh, nền tảng thương mại điện tử .v.v. có cung cấp các công cụ kỹ thuật số sáng tạo để giải quyết vấn đề này?
Câu hỏi đặt ra là, ai là người quyết định những kênh phân phối sản phẩm, sản phẩm nào nên được sản xuất và giá cả thị trường cũng như việc người lao động nên được trả mức lương như thế nào?...
Bài giảng được chủ trì và giới thiệu bởi bà Nguyễn Phi Vân, Cố vấn đề án 844 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam & Chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Đông Nam Á và GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo, Giảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn Lịch sử Triết học, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Tham gia sự kiện, người tham dự sẽ có cơ hội tham gia thảo luận trực tuyến cùng GS. Philipp Staab từ Đức.