THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:46

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây

Tìm về khu chợ chuột Phù Dật một ngày đầu năm, hỏi người dân An Giang về khu chợ ai cũng biết và chỉ đường rất nhiệt tình. Men theo con đường xanh mát dọc bờ kênh Phù Dật (cách Quốc lộ 91 hơn 500m), chúng tôi đã đến chợ chuột. Ngay đầu địa phận chợ chúng tôi đã thấy chất đầy lồng nhốt chuột.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 1.

Một góc khu chợ chuột Phù Dật.

Phóng viên báo Lao động và Xã hội (Báo điện tử Dân sinh) theo chân thợ "săn" chuột đồng.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 3.

Theo các cụ cao niên trong vùng kể lại thì khu chợ này ra đời đã được mấy mươi năm. Từ trước đến nay vùng đất An Giang là một trong những địa phương có diện tích trồng lúa lớn của cả nước, giai đoạn trước năm 1975, người dân trồng lúa mùa, công việc vất vả, mà lúc này lũ chuột đồng ra sức cắn phá, uổng công cày cấy bao lâu nên ngày nào người dân cũng ra sức diệt chuột.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 4.

Chuột đồng bắt về người dân dùng để chế biến thành món ăn, có ngày ăn không hết, bèn đem ra chợ bán kiếm vài đồng. Thấy có người bán nên nhiều người vùng khác đến cũng mua chuột về nhậu hoặc làm quà. Vì chuột đồng ở vùng này béo, thịt thơm ngon nên nhiều người đến đây mua về ăn rồi truyền tai nhau.

Ngày một có nhiều người tìm đến đây để mua chuột đồng. Thấy thịt chuột có thể mang lại thu nhập, nhiều người dân đã dọc theo kênh Phù Dật bắt đầu hành nghề bắt chuột, cũng chính từ đó thì nơi đây phát sinh việc mua bán chuột. Dần dần tiếng tăm vang xa và trở thành chợ chuột Phù Dật nhộn nhịp như hiện nay.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 5.

Các thợ "săn" chuột đồng mang chuột đến bán cho các nhà buôn khu chợ chuột Phù Dật.

Hoạt động mua bán và trao đổi chuột sôi nổi nhất vào thời gian từ 5 giờ đến 9 giờ sáng. Từ 5 giờ sáng những người hành nghề bắt chuột từ khắp nơi đổ về đây để nhập chuột cho các thương lái.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 7.

Thương lái thu gom chuột đồng của các thợ "săn" chuột khắp nơi mang đến bán.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 8.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 9.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 10.

Sau khi gom đủ số lượng chuột đồng, các thương lái đưa chuột đi phân phối các nhà hàng, quán nhậu ở các tỉnh miền Tây, thậm chí còn có nhiều thương lái gom lượng lớn chuột rồi chở lên TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 11.

Trên 30 năm gắn bó với nghề làm chuột tại khu chơ chuột Phù Dật, chị Nguyễn Thị Trang cho biết: "Mỗi ngày các xe chở chuột đồng từ các nơi chuyển về, không phân loại chuột lớn, nhỏ. Sau khi chuột được làm thành phẩm thì phân thành ba loại, tùy kích cỡ lớn nhỏ mà bán, giá dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng/kg. Vì trong nhà cũng chẳng có mấy người nên mỗi chủ đầu mối sẽ thuê thêm khoảng 15, 20 lao động địa phương để làm chuột hàng ngày. Mỗi lao động họ sẽ được trả công hơn 100.000 đồng/ ngày, tùy sản phẩm làm ra nhiều hay ít. Còn đối với các phế phẩm bỏ ra từ chuột cũng được tận dụng để làm thức ăn nuôi trăn hoặc bán cho các hộ nuôi cá trong xã với giá 3.000 đồng/kg".

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 12.

Ngày nay số lượng chuột giảm dần nên mỗi chuyến đi "săn" chuột trung bình người dân bắt được từ 15 đến 20kg tính ra giá bán hiện nay thu nhập mỗi ngày cũng từ 500.000 đồng đến hơn 1.000.000 đồng. Những năm trở lại đây, khu chợ chuột Phù Dật được nhiều người trong vùng và cả nước biết đến nên những người sống bằng nghề này cũng có thu nhập ổn định, gấp nhiều lần so với nghề làm nông. Cũng chính từ nghề "săn" chuột, buôn chuột mà nhiều người trở nên giàu có, thành "đại gia" của vùng sông nước miền Tây.

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 13.

Cùng với những hộ chuyên việc "săn" chuột, làm chuột, một số hộ dân làm những nghề "ăn theo" như làm rập chuột cũng có nguồn thu nhập khá ổn định. Một hộ dân chuyên làm rập chuột trong vùng chia sẻ: "Mỗi chiếc rập chuột làm ra, bán với giá 5.000 đồng. Cũng nhờ có nhiều mối nên buôn bán cũng khá thuận lợi. Ngoài bán cho bà con trong xóm, tôi còn bán cho các bạn hàng đến giao chuột khi họ có nhu cầu".

Chùm ảnh: Một ngày ở khu chợ chuột lớn nhất miền Tây - Ảnh 14.

Ông Bùi Văn Ước (người có thâm niên hành nghề làm chuột và phân phối thành phẩm) cho biết, mỗi ngày gia đình ông tiêu thụ cả tấn chuột. Dù không cần biển hiệu, nhà lại nằm sâu trong khu chợ nhưng nhiều khách quen và các lái buôn ở các vùng đều tìm đến gia đình ông để đặt hàng, những đợt cao điểm có ngày gia đình ông cùng hàng chục người làm thuê làm tất bật từ tờ mờ sáng đến tối mịt vẫn không kịp hàng để giao cho khách.

Nghề bắt và bán thịt chuột không vất vả nhưng đã giúp những người nông dân nghèo ở đây cải thiện được cuộc sống, kinh tế - xã hội ngày được nâng cao.

XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh