THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:57

Chủ tich Quốc hội: Có tiền mà không tiêu được thì vướng do đâu?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đặt mục tiêu 5 năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5 - 7%. Năm 2022, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5%, cộng thêm 2% từ thực hiện gói chính sách theo Nghị quyết 43 của Quốc hội thì mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ là 8-8,5%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của năm 2021 theo báo cáo chính thức của Chính phủ chỉ đạt 2,58% (so với 2,91% đã báo cáo). Ngân sách tăng thêm gấp 9 lần số ước thực hiện nhưng tăng trưởng lại giảm. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 8-8,5% và đạt mục tiêu 5 năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đề ra. Đây là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, hiện nay chi ngân sách nói chung đang rất khó khăn do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp. Đầu tư công cũng rất thấp, cả năm 2021, chỉ đạt hơn 70%, vốn ODA cũng chỉ giải ngân 32,85%....

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận tổ sáng 25/5

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận tổ sáng 25/5

Đặc biệt, theo Chủ tịch Quốc hội, một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết trước mắt là thúc đẩy tiến độ việc giải ngân vốn đầu tư công. Gói kích thích kinh tế đã tập trung đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế… nhưng đến nay tiến độ giải ngân, phân bổ còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công đã gây ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi của nền kinh tế, gây khó khăn cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là làm thiếu thốn thuốc và vật tư y tế phục vụ việc phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân; gây ảnh hưởng đến công tác giáo dục, đào tạo.

Từ thực tế này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cần sâu sát với địa phương. Tại một số nơi hiện nay dù tiền có nhưng không tiêu được, ngay cả vấn đề mua sắm thiết bị y tế liên quan đến phòng, chống dịch, Quốc hội, Chính phủ đã có nghị quyết cho phép mua theo cơ chế đặc cách, đặc biệt, đặc thù nhưng một số nơi không dám mua và một số nơi mua thì sai.

 “Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, tiền có không tiêu được thì không biết vướng do đâu? Điều này cần làm rõ, thể chế không vướng gì cả. Quốc hội cho phép áp dụng các cơ chế chính sách đặc cách, đặc thù, đặc biệt, cho phép cả chỉ định thầu, tức đã ở mức cao nhất, không còn gì để mở thêm được nữa” Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế và chi tiêu nhân sách nhà nước rất thấp. Quyết toán ngân sách năm 2021 cho thấy tình trạng này kéo dài mấy năm nay, một năm nhưng chi chuyển nguồn hơn 600.000 tỷ đồng.

“Không phải không có tiền mà là có tiền nhưng không tiêu được. Quốc hội và Chính phủ đều băn khoăn về vấn đề này, các đại biểu là người giám sát tại địa phương cần xem lý do vì sao không tiêu được. Cũng cần có giải pháp mới cho các vấn đề cũ, những vấn đề đã kéo dài nhiều năm”, Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị các đại biểu quốc hội từ thực tiễn địa phương tập trung thảo luận, hiến kế cho Quốc hội và Chính phủ những vấn đề này.

C.Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh