THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:45

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong

Chiều 29-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang có buổi đi thăm và kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.

Ngoài việc thăm người dân tại các khu phong tỏa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng khảo sát công tác phòng chống dịch của một số đơn vị, bệnh viện tại TP.HCM.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm người dân tại khu phong tỏa

Tham dự cùng đoàn, về phía TPHCM có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cùng Thường trực UBND TP, lãnh đạo một số Sở - ngành, huyện Hóc Môn và Huyện Củ Chi.

Đến thăm một khu phong tỏa trên đường KP01-10, khu phố 1, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, nói chuyện và tặng quà cho người dân qua hàng rào phong tỏa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi, động viên bà con và kêu gọi người dân bình tĩnh, tin tưởng chính quyền. Bà con trong nội khu cũng cần phát huy tinh thần "bầu ơi thương lấy bí cùng" để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong thời gian khó khăn này.


Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đã làm việc với lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn và Củ Chi về công tác phòng, chống dịch. Tại đây, đoàn công tác đã tặng mỗi huyện 5 tỷ đồng và 5 máy thở từ nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 2.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi về công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước gửi lời hỏi thăm tới đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, công an, quân đội, dân quân tự vệ và các đơn vị tham gia chống dịch tại huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.

Đánh giá lại công tác phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua, Chủ tịch nước cho rằng, TPHCM đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để giảm thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo Chủ tịch nước, TPHCM là đô thị trên 10 triệu dân nên khó khăn "gấp vạn lần các địa phương khác". Vì vậy, Chủ tịch nước đề nghị các địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện, truy vết, cách ly các trường hợp mắc COVID-19 và đặc biệt là tập trung cho công tác điều trị.

Cấp ủy, chính quyền cần nắm rõ và phân công công việc cụ thể để sớm phát hiện các tác nhân gây nguồn bệnh, truy vết kịp thời, giải tỏa cách ly nghiêm túc; tiếp tục nâng cao trách nhiệm với người dân, chuẩn bị sẵn sàng việc cấp cứu các bệnh nhân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

Thời gian qua, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành Y tế và Ngoại giao đã rất nỗ lực để có thêm nguồn vaccine. Lượng vaccine đang được ưu tiên phân bổ cho TPHCM nhưng tốc độ tiêm còn chậm, TP cần tận dụng giai đoạn giãn cách để tăng độ bao phủ vắc xin trong cộng đồng trong thời gian sớm nhất.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 3.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi nhân dân trong khu vực phong tỏa tại thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước cũng yêu cầu các ngành chức năng, công an, quân đội, y tế tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện giãn cách theo tinh thần thực hiện Chỉ thị 16, đảm bảo “người cách ly người, nhà cách ly nhà”, hạn chế tối đa việc tiếp xúc.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã tặng mỗi huyện 5 tỷ đồng và 5 máy thở từ nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp

Chủ tịch nước cũng cho biết ngày 30/7, trong buổi làm việc với TP, ông sẽ có những quan điểm, định hướng cho công tác phòng chống dịch của TP. Qua buổi làm việc, Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi ân cần đến đồng bào, các lực lượng y, bác sĩ, công an, quân đội… tuyến đầu chống dịch.

Chủ tịch nước yêu cầu tại các địa bàn Hóc Môn, Củ Chi, các tổ COVID-19 cộng đồng phải phát huy vai trò, kịp thời nắm bắt tình hình. Thành phố, ngành y tế đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong.

“Tôi đề nghị các đồng chí đoàn kết, yêu nước, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh. TPHCM cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp để bảo vệ tính mạng của người dân, coi đây là mục tiêu trên hết, trước hết" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Tiếp tục chuyến thăm, thị sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều tối 29/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, đơn vị đang trong quá trình thử nghiệm vaccine Nanocovax.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế cấp phép sớm cho vắc xin Nano Covax - Ảnh 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Công ty Nanogen - Ảnh: TIẾN LONG

Báo cáo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc, lãnh đạo công ty cho biết hiện việc thực hiện thử nghiệm vaccine khá khả quan với khoảng 14.000 người đã tiêm, trong đó đang thử nghiệm giai đoạn thứ ba và không có ca nào phản ứng nặng, chỉ có sốt nhẹ.

Chi phí sản xuất chỉ là 120.000 đồng/liều. Nhiều nước đã liên hệ với Công ty để đề nghị chuyển giao công nghệ. Và lãnh đạo công ty đề nghị sớm được cấp phép cho loại vaccine này.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết loại vaccine này đang được thử nghiệm giai đoạn 3 và đang ở giai đoạn 3A, còn tiếp tục thực hiện giai đoạn 3B.

Bộ đã hỗ trợ Công ty Nanogen để hoàn tất giai đoạn 3A với việc thử nghiệm trên 1.000 người, đã hoàn tất tiêm mũi 1 của giai đoạn 3B. Giai đoạn 3B là rất quan trọng và phải chung tay thực hiện.

Chủ tịch nước muốn Công ty Nanogen nói rõ vấn đề gì chưa làm được để cùng tháo gỡ, thúc đẩy việc nghiên cứu, phê chuẩn vắc xin nhanh hơn trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người dân. 

Trong đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh việc thúc đẩy thủ tục hành chính để nhanh chóng đưa vắc xin Nano Covax vào sử dụng trong bối cảnh người dân đang rất cần.

Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan tạo mọi điều kiện thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính để sớm có vaccine tiêm cho người dân - Ảnh 2.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Công ty Nanogen đã sớm triển khai chủ trương của Chính phủ về nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 trong nước (ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Công ty Nanogen đã sớm triển khai chủ trương của Chính phủ về nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 trong nước.

Chủ trương về đẩy mạnh nghiên cứu vaccine COVID-19 trong nước được đề ra từ rất sớm, khoảng tháng 3-2020. Thời điểm đó, tôi đã chỉ đạo chuyển cho ngành y tế 200 tỉ đồng để phục vụ nghiên cứu vaccine. Chủ tịch nước nói.

 Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan tạo mọi điều kiện thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính, tiến hành sớm và nhanh các quy trình, đặc biệt quy trình chuyên môn vừa đảm bảo sớm phê chuẩn vaccine và phải đảm bảo an toàn tính mạng người dân.

“Từ những đánh giá khoa học, khách quan, tôi yêu cầu Bộ Y tế cấp phép sớm để Công ty Nanogen sớm sản xuất vaccine và chính thức đưa vào sử dụng. An toàn là số một nhưng thủ tục phải làm nhanh trong điều kiện cấp bách hiện nay”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

 Nhấn mạnh tinh thần là tự lực, tự cường, độc lập tự chủ trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch nước cho rằng đối với vaccine phòng COVID-19, phải "đi bằng hai chân” là nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tiêm vaccine phòng COVID-19 không chỉ một lần mà còn tiêm nhắc lại nên việc sản xuất vaccine này là hết sức cần thiết.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 7.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và tặng quà cho cán bộ, bác sỹ và nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến Thu Dung điều trị COVID-19 số 16. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước cũng thông tin thêm, Chủ tịch nước và Thủ tướng đã thống nhất, nếu cần thiết sẽ mời đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng tham gia đánh giá vấn đề này.


Chiều cùng ngày 29/7, đến thăm Bệnh viện Dã chiến số 16 của TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh TPHCM đã chủ động chỉ đạo mở rộng cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19. Việc đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 16 với quy mô 3000 giường chỉ sau 20 ngày xây dựng cùng với đội ngũ 300 y bác sĩ là nỗ lực rất lớn, rất quyết tâm.

Chủ tịch nước đề nghị TP tiếp tục quan tâm để chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết nhằm sớm vận hành Bệnh viện, góp phần tập trung cho công tác điều trị để giảm thiểu số ca tử vong. Qua đây, Chủ tịch nước biểu dương các cấp, các ngành, các lực lượng của TPHCM; trân trọng và ghi nhận sự hỗ trợ của các đơn vị hỗ trợ về cơ sở vật chất; cảm ơn lực lượng y tế đã không ngừng cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, bám trụ vững vàng vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 8.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 16, TPHCM. Ảnh: Việt Dũng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành y tế phải đảm bảo máy thở để sẵn sàng cấp cứu, hạn chế tối đa việc tử vong - Ảnh 9.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn lực lượng y tế đã không ngừng cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, bám trụ vững vàng vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.

PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh