CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:03

Chủ động các biện pháp phòng tránh mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ đêm 27-30/11, Trung Trung bộ mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa ở Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng phổ biến 150 - 250mm, có nơi trên 250mm, ở Quảng Nam, Quảng Ngãi phổ biến 300-500mm, có nơi trên 600mm.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét và mưa đá ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cấp 2, ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên cấp 1.

Từ 1h đến 7giờ ngày 27/11, các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, Gia Lai và Đắk Lắk đã có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to. Tại Phú Yên, Hòa Hiệp Nam có mưa 46mm, thành phố Tuy Hòa 39mm. Ở Khánh Hòa, Ninh Sơn có mưa 33mm, Xuân Sơn 33mm…

Mưa lớn làm ngập đường phố tại miền Trung

Mưa lớn làm ngập đường phố tại miền Trung

Dự báo đến 13 giờ ngày 27/11, các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, Gia Lai và Đắk Lắk tiếp tục có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to. Lượng mưa tại các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai và Đắk Lắk phổ biến từ 10 - 30mm, có nơi trên 60mm, các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa phổ biến từ 20 - 50mm, có nơi trên 100mm.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, Gia Lai và Đắk Lắk. Nguy cơ ngập úng cục bộ tại vùng trũng thấp, khu đô thị ở An Lão, Hoài Nhơn, Hoài Ân, thị xã An Nhơn (Bình Định); Đồng Xuân, Tuy Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, thị xã Sông Cầu, Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An (Phú Yên); Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị, các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên, các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất, tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, chia cắt, kiểm tra công tác chuẩn bị lương thực, thực phẩm theo phương châm 4 tại chỗ.

Các địa phương trong vùng nguy hiểm tổ chức lực lượng để canh gác, cắm biển cảnh báo tại các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt khi có lũ và các khu vực bị sạt lở; huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục đảm bảo giao thông. Các địa phương chỉ đạo kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công và các hồ chứa đã đầy nước; công tác vận hành các hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa đã có công điện số 04-CĐ/PCTT giao: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, thường xuyên thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển nắm bắt tình hình thời tiết, thông tin cảnh báo sóng lớn để chủ động phòng tránh, có kế hoạch sản xuất phù hợp, an toàn.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác thông tin cảnh báo về diễn biến mưa lớn diện rộng đến các cơ quan, đơn vị, chính quyền và người dân trên từng địa bàn để nắm bắt chủ động triển khai các biện pháp ứng phó. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu, có nguy cơ ảnh hưởng của mưa lớn diện rộng (đặc biệt các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi, có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống) để chủ động thông tin, cảnh báo đến người dân về tình hình mưa lũ lớn xảy ra, chủ động bố trí lực lượng sẵn sàng triển khai sơ tán dân ra khỏi các khu vực xung yếu, nguy hiểm.

Rà soát các khu vực cầu, ngẩm, trán... thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt khi có mưa lũ để bố trí lực lượng hướng dẫn, chốt chặn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân khi tham gia giao thông qua các khu vực nguy hiểm trên. Chỉ đạo các đơn vị thi công triển khai các biện pháp phòng, chống mưa lũ, thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, người lao động và các hạng mục công trình đang thi công: thực hiện tháo dỡ các hạng mục thi công công trình gây ách tắc dòng chảy, rào chắn, cắm biển cảnh báo tại các khu vực thi công, hố móng công trình... (đặc biệt là các công trình thuộc các khu vực người dân thường xuyên đi lại) nhằm đảm bảo, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Sở Xây dựng: Triển khai kiểm tra, rà soát đánh giá mức độ an toàn của các dự án, công trình xây dựng (đặc biệt đối với các dự án, công trình xây dựng tại các khu vực đồi núi) do Sở theo dõi, quản lý; chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng công trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình đang thi công không để ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người lao động tại công trình cũng như người dân ở các khu vực lân cận.

Giao Sở Công Thương: Tổ chức thông báo đến các khu, cụm Công nghiệp để thông tin, cảnh báo diễn biến bão, mưa lũ đến các doanh nghiệp đang hoạt động để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ và đảm bảo an toàn cho người lao động.

Đối với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện: Tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi diễn biến mưa lũ để tính toán lưu lượng nước về hồ và căn cứ tình hình vùng hạ du để điều tiết, tích nước, xả lũ hợp lý nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du. Phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng do xả lũ hồ chứa thực hiện thông tin, cảnh báo tình hình điều tiết, xả lũ để các địa phương nắm bắt, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có thiên tai, mưa lũ xảy ra (đặc biệt công tác thông báo, cảnh bảo xả lũ cần chi tiết cụ thể về biến độ, thời gian, lưu lượng xả hợp lý, thực hiện tính toán điều tiết sớm để phòng lũ, ưu tiên xả lũ ban ngày, hạn chế lưu lượng xả lũ lớn vào ban đêm...).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Riêng các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi và chính quyền địa phương để thực hiện điều tiết, xả lũ hợp lý (tránh xả lũ cùng lúc) gây ngập lụt hạ du. Khẩn trương khắc phục, sửa chữa các vị trí hư hỏng xuất hiện trên thân đập, tràn xã lũ, hệ thống cống rãnh, tiêu thoát nước tại các đập, hồ chứa nước, thường xuyên theo dõi kiểm tra các hạng mục công trình khi có mưa lũ lớn xảy ra để chủ động triển khai các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.

Các đơn vị cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đài Phát thanh và Truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông ở các địa phương tăng thời lượng phát tin về diễn biến của mưa lũ để các cấp chính quyền và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, mưa lũ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để nắm bắt, chỉ đạo kịp thời.

LN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh