THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:11

Chống kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS

 

Tại hội nghị, mục tiêu 90-90-90 là một trong 3 cam kết của Việt Nam với quốc tế trong việc phòng chống HIV/AIDS. Cụ thể, đến năm 2020: 09% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình; 90%; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người đang điều trị ARV đạt dưới ngưỡng lây nhiễm.

 Các đại biểu tham dự hội thảo Vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV 

Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế vào cuối năm nay sẽ khong còn người nhiễm HIV, không còn người chết do AIDS, không còn kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người có liên quan đến “căn bệnh thế kỷ”. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam kỳ vọng sớm kết thúc đại dịch, không còn người bị nhiễm HIV đối mặt với Hội chứng suy giảm miễn dịch và tử vong.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, sự phân biệt đối xử với nhiều người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại ở nhiều nhóm dân, khu vực khác nhau trong cả nước. Theo ThS. Đỗ Xuân Thụy (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), nếu như vào năm 2013 ở khu vực Tây Bắc, thái độ kỳ thị của các em học sinh đối với người nhiễm HIV chỉ đạt tỉ lệ 30% thì một năm sau (2014), con số này là 44,3%. Điều này cho thấy việc phân biệt người nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng.

Cũng tại hội thảo, một số chuyên gia cho rằng, người nhiễm HIV cũng có thái độ mặc cảm, kỳ thị ngay chính bản thân mình Đây là lối tư duy tiêu cực, tạo nên rào cản khi tiếp xúc với cộng đồng

Trước thực trạng trên, ngoài hàng loạt giải pháp vận động, truyền thông, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy nhanh chóng tiến trình xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV từ cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan, hành lang pháp lý rất cần thiết về vấn đề này cũng đã được chi tiết hóa.

Theo ThS. Thụy, tại Nghị định 176/2013, một số điều khoản (điều 17, điều 21) đã quy định phạt từ 10-20 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Vì vậy, bản thân người nhiễm HIV cũng cần được tư vấn, truyền thông để gia tăng nhận thức về quyền hòa nhập cuộc sống cộng đồng, vốn được pháp luật hiện hành bảo hộ.

Đào Hùng/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh