THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:57

Chở con bằng xe máy dưới trời nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để trẻ không bị say nắng hay sốc nhiệt

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong vài ngày tới, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng ở khu vực Trung Bộ, trong đó, Hà Nội sẽ có mức nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 – 38 độ C.

Với tình hình thời tiết như thế này rất dễ gây ra tình trạng say nắng hoặc bị sốc nhiệt nếu ở ngoài trời nắng lâu, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, các cha mẹ cần phải lưu ý một số điều khi cho con di chuyển bằng xe máy dưới trời nắng gắt.

1. Cho trẻ uống nhiều nước

Chở con bằng xe máy dưới trời nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để trẻ không bị say nắng hay sốc nhiệt - Ảnh 1.

Hãy cho trẻ uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ trong quá trình hoạt động (Ảnh minh họa).

Đi hoặc đứng lâu dưới trời nắng gắt rất dễ khiến cho trẻ dễ bị say nắng hoặc sốc nhiệt với các biểu hiện rõ nét như: mệt mỏi, mắt lờ đờ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh. Và nước chính là thức uống giải nhiệt tốt nhất mà cha mẹ cần phải luôn mang theo bên mình khi cùng con di chuyển ngoài trời nắng.

Hãy cho trẻ uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ trong quá trình hoạt động, ngay cả khi con không cảm thấy khát. Tuyệt đối không cho trẻ uống nhiều nước trong một lần, và mỗi lần cách nhau một thời gian dài.

2. Tránh cho trẻ ra ngoài trời trong thời điểm nắng nóng cao độ

Cho dù vì lý do gì thì cha mẹ vẫn nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bởi đây không chỉ là khoảng thời gian có nhiệt độ cao nhất, nắng gay gắt nhất, mà còn là thời điểm các tia cực tím gây hại cho sức khỏe hoạt động mạnh nhất.

Chở con bằng xe máy dưới trời nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để trẻ không bị say nắng hay sốc nhiệt - Ảnh 2.

Đi hoặc đứng lâu dưới trời nắng gắt rất dễ khiến cho trẻ dễ bị say nắng hoặc sốc nhiệt (Ảnh minh họa).

3. Cho trẻ nghỉ ở nơi có bóng râm

Nếu quãng đường phải di chuyển trên xe máy dài, cha mẹ nên tìm chỗ dừng chân ven đường có bóng râm như quán nước, bóng cây… để con được nghỉ ngơi một chút. Điều này không những giúp trẻ vận động cơ thể sau khi ngồi yên một chỗ lâu, mà còn giúp con hạ nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

4. Cho trẻ mặc quần áo chống nắng phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại áo chống nắng dành cho trẻ em được may bằng loại vải thông hơi, giúp trẻ vừa tránh được tia UV, vừa không bị nóng. Cha mẹ có thể lựa chọn và mua cho con một chiếc áo chống nắng đúng chuẩn bằng cách cầm áo ra ngoài nắng, nếu ánh sáng xuyên qua được lớp vải thì nghĩa là ánh nắng vẫn có thể chiếu vào da của con.

Ngoài ra, cha mẹ nên lựa chọn loại áo sáng màu để ít hấp thụ nhiệt hơn. Trước khi mặc áo chống nắng cho con, cha mẹ nên mặc cho con một bộ đồ cotton thấm hút mồ hôi giúp con đỡ nóng hơn.

5. Bôi kem chống nắng và đeo kính râm

Tia UV không chỉ có hại cho da gây ra các tính trạng cháy nắng, lão hóa da, ung thư da mà nó còn khiến cho mắt dễ mắc phải các bệnh viêm giác mạc, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc và thoái hóa hoàng điểm. Vì thế, kem chống nắng và kính râm là bộ đôi không thể thiếu mà cha mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi đi ra ngoài trời nắng.

Chở con bằng xe máy dưới trời nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để trẻ không bị say nắng hay sốc nhiệt - Ảnh 4.

Với trẻ dưới 6 tháng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng kem chống nắng. Còn các bé từ 6 tháng tuổi trở nên cha mẹ có thể dùng loại kem chống nắng cho chỉ số SPF từ 30 - 50 thoa lên toàn bộ phần da không được che phủ trước khi ra ngoài nắng từ 15 đến 30 phút, thoa lại sau 2 giờ.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng kem chống nắng, cha mẹ nên thử phản ứng da của trẻ bằng cách thoa một ít kem lên một phần da nhỏ và theo dõi trong 48 giờ. Nếu trẻ có các dấu hiệu phản ứng dị ứng như nổi mẩn, phát ban, cần dừng sử dụng ngay lập tức và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Thêm vào đó, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ đeo kính râm có khả năng chống tia UV trước khi đi ra đường để bảo vệ mắt của con.

HÔNG HẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh