Quan tâm thực hiện chính sách đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 16:55 - 15/02/2017
Địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 30 dân tộc thiểu số. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Toàn tỉnh có hơn 8.000 học sinh, sinh viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số đang học tập tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, cao đẳng, đại học ở trong và ngoài tỉnh. Những năm qua, các chính sách đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được tỉnh Khánh Hòa thực hiện đầy đủ, theo đúng quy định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa còn có nhiều chính sách để chăm sóc, hỗ trợ tốt hơn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương. Năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chi hơn 2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng bếp ăn, cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy học 2 buổi/ngày và bán trú, nội trú cho học sinh tiểu học, trung học phổ thông và sinh viên dân tộc thiểu số; thành lập trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Khánh Vĩnh và trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Khánh Sơn.
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp, ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng phòng học nhằm huy động trẻ ở độ 12 - 36 tháng tuổi ra lớp.
Năm học 2016 - 2017, tại địa bàn hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh,100% trường mầm non đã được cấp kinh phí tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ dân tộc thiểu số từ 3 đến 5 tuổi với mức 290.000 đồng/tháng/trẻ. Học sinh dân tộc thiểu số, tùy theo cấp học và nơi học đều được tỉnh hỗ trợ tiền sinh hoạt, học bổng hàng tháng.
Đặc biệt, từ học kỳ II năm học này, trẻ học mẫu giáo, học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số tại các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh không phải đóng học phí.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa, mỗi năm có gần 200 học sinh là con em đồng bào dân tộc ở các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo học. Những học sinh này thuộc các trường hợp được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định Nhà nước như: hỗ trợ học bổng; sách vở, đồ dùng học tập; phụ đạo…
Ông Trần Hòa, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm 2016, đơn vị đã nhận được hơn 2,5 tỷ đồng để thực hiện các chính sách cho học sinh dân tộc nội trú. Điều này đã động viên các em học sinh tiếp tục học tập, nâng cao chất lượng học tập, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm.
Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Khánh Hòa còn gặp khó khăn trong việc bố trí công tác đối với học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Theo ông Phùng Tấn Duy, Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, để tiếp tục tạo điều kiện cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường và học tập tốt, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục ở vùng dân tộc, miền núi, cần có thêm các chính sách của địa phương.
Bên cạnh đó, việc định hướng, lựa chọn ngành nghề của học sinh cần phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế của gia đình học sinh.
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa còn có nhiều chính sách để chăm sóc, hỗ trợ tốt hơn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương. Năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chi hơn 2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng bếp ăn, cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy học 2 buổi/ngày và bán trú, nội trú cho học sinh tiểu học, trung học phổ thông và sinh viên dân tộc thiểu số; thành lập trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Khánh Vĩnh và trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Khánh Sơn.
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp, ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng phòng học nhằm huy động trẻ ở độ 12 - 36 tháng tuổi ra lớp.
Năm học 2016 - 2017, tại địa bàn hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh,100% trường mầm non đã được cấp kinh phí tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ dân tộc thiểu số từ 3 đến 5 tuổi với mức 290.000 đồng/tháng/trẻ. Học sinh dân tộc thiểu số, tùy theo cấp học và nơi học đều được tỉnh hỗ trợ tiền sinh hoạt, học bổng hàng tháng.
Đặc biệt, từ học kỳ II năm học này, trẻ học mẫu giáo, học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số tại các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh không phải đóng học phí.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa, mỗi năm có gần 200 học sinh là con em đồng bào dân tộc ở các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo học. Những học sinh này thuộc các trường hợp được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định Nhà nước như: hỗ trợ học bổng; sách vở, đồ dùng học tập; phụ đạo…
Ông Trần Hòa, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm 2016, đơn vị đã nhận được hơn 2,5 tỷ đồng để thực hiện các chính sách cho học sinh dân tộc nội trú. Điều này đã động viên các em học sinh tiếp tục học tập, nâng cao chất lượng học tập, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm.
Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Khánh Hòa còn gặp khó khăn trong việc bố trí công tác đối với học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Theo ông Phùng Tấn Duy, Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, để tiếp tục tạo điều kiện cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường và học tập tốt, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục ở vùng dân tộc, miền núi, cần có thêm các chính sách của địa phương.
Bên cạnh đó, việc định hướng, lựa chọn ngành nghề của học sinh cần phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế của gia đình học sinh.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Hàng nghìn CEO trên toàn cầu tự tin về triển vọng tăng trưởng như chưa hề có đại dịch
Giám đốc điều hành (CEO) của các doanh nghiệp lớn nhất thế giới ngày càng lạc quan về triển vọng của doanh nghiệp mình. Mặc dù biến thể Delta làm chậm quá trình "trở lại bình...
3 năm trước
Tin nên đọc