CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:08

"Chiều rộng đánh bại chiều sâu": Steve Jobs chỉ ra về điểm chung lớn nhất những người thông minh nhất đều có

Tất cả chúng ta đều biết một sự thật rằng, không phải những người tài giỏi trên trường lớp đều có thể làm mọi việc thật tốt khi ra ngoài xã hội. Điều đó giống như việc, bạn hoàn toàn có thể vượt qua mọi bài kiểm tra trong khi còn học đại học nhưng vẫn phải vật lộn với kế sinh nhai trong cuộc sống sau này. Vì vậy, nếu điểm học tập của bạn không thể chứng minh bạn là một người thông minh, thì làm thế nào để những người thành công nhất thế giới biết được mình là người thông minh thực sự?

Tất nhiên, có nhiều cách giải thích khác nhau của sự thông minh. Theo tỷ phú Jeff Bezos, người thông minh là người có khả năng dễ dàng thay đổi linh hoạt các quan điểm cá nhân của bản thân. Còn Elon Musk thì nghĩ, người thông minh phải là người sở hữu các loại chứng chỉ về những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đương nhiên, Steve Jobs cũng có cách định nghĩa riêng của ông về sự thông minh.

Người đồng sáng lập huyền thoại của Apple đã đưa ra cách xác định về “Ai mới là một người thông minh thực sự?” trong một cuộc nói chuyện tại The Academy of Achievement vào năm 1982. Theo ông, chìa khóa để trở nên thực sự thông minh không phải là kiến ​​thức chuyên môn sâu trong một lĩnh vực, mà là khả năng tạo kết nối giữa các lĩnh vực với nhau, kể cả đó có là điều bất khả thi.

"Chiều rộng đánh bại chiều sâu"

Chiều rộng đánh bại chiều sâu: Steve Jobs chỉ ra về điểm chung lớn nhất những người thông minh nhất đều có - Ảnh 1.


“Có rất nhiều định nghĩa về thông minh. Đó có thể là khả năng khái quát bao hàm phạm vi, nội dung của một đối tượng nào đó. Để dễ hình dung về những điều tôi nói trên, bạn hãy tưởng tượng như việc bạn đang sống trong một tòa chung cư cao và có thể nhìn bao quát toàn bộ mọi thứ từ tầng 80 xuống thành phố. Đối với bạn, toàn bộ sự việc đã hiện ra ngay trước mắt bạn rồi. Tuy nhiên, trong khi đó, những người khác đang phải loay hoay tìm ra cách đi từ điểm A đến điểm B bằng cách đọc những tấm bản đồ trên tay họ”, Jobs nói trong buổi nói chuyện.

Đó là một quan niệm thú vị về những người thông minh. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một câu hỏi không thể tránh khỏi là: “Làm thế nào để bạn có thể phát triển khả năng tiếp nhận kiến thức và khái quát nó lại?”. Jobs tiếp tục trả lời: "Hãy trở thành một người có kiến thức đa dạng và khám phá thế giới theo những cách độc đáo, bất ngờ".

Ông nói thêm: “Nếu bạn chỉ có được những trải nghiệm như bao người khác, hoặc bạn cố gắng đi theo quy luật chung thì bạn sẽ không thể đổi mới được. Hãy làm khác đi [...]. Bạn có thể nghĩ về việc sẽ đến Paris và trở thành một nhà thơ trong vài năm. Hay đi đến các quốc gia đang phát triển để tìm hiểu cuộc sống nơi ấy - tôi thực sự khuyên bạn điều đó”.

Mặc dù, sự cam chịu trong tình yêu và mơ mộng có thể không phải là hành trang của bạn, nhưng nguyên tắc vẫn là tất cả những gì bạn thích, đều mang lại cho bạn một trí tuệ vô biên ẩn bên trong nó. Vấn đề không phải là những điều ấy phải thật đặc biệt giá trị, mà là việc kết hợp các lĩnh vực chuyên môn không liên quan (và tương đối hiếm) có thể đem lại cho bạn những cái nhìn rộng hơn về các vấn đề và tìm phương án giải quyết khác biệt cho điều đó. Ví dụ, Jobs nổi tiếng là người đã lấy cảm hứng cho kiểu chữ của Apple từ một khóa học về thư pháp mà ông đã tham gia.

Khoa học đã chứng minh lời của Jobs là đúng

Chiều rộng đánh bại chiều sâu: Steve Jobs chỉ ra về điểm chung lớn nhất những người thông minh nhất đều có - Ảnh 2.

Nếu bạn ngẫm nghĩ về những điều trên mà Steve Jobs nói, bạn có thể nhận ra đây là một nhận thức khá phổ biến trong xã hội. Dường như, bạn không có khả năng mang lại những quan điểm mới mẻ cho công việc của mình nếu bạn có cùng mối quan tâm cũng như phương thức tiếp cận giống với mọi người xung quanh. Trong thực tế, nhiều người thực sự đã suy nghĩ quá nhiều về việc làm thế nào có thể xây dựng khả năng của mình trong lĩnh vực chuyên môn chính, mà không có thời gian để khám phá những điều tưởng chừng “vô nghĩa” hoặc ngẫu nhiên mà lại hữu ích cho chúng ta sau này.

Khoa học cũng đồng ý với Jobs rằng “Sự duy tâm” có thể làm hạn chế sự thông minh và khả năng sáng tạo của bạn. Nhiều kết quả nghiên cứu giống nhau cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa đặc điểm tính cách (mà các nhà tâm lý học gọi là sự cởi mở) và bộ não thực sự tuyệt vời.

Quay trở lại những năm 1960, khi các nhà khoa học xây dựng một tình huống khi một nhóm thiên tài bị khóa trái trong một ngôi nhà thì họ sẽ làm những gì. Các nhà khoa học sẽ quan sát, ghi chép cách mà nhóm người ấy tìm ra cách thoát ra khỏi ngôi nhà, và khám phá ra những phẩm chất chung của nhóm thiên tài này là gì. Rồi họ khám phá ra rằng từ nhà thơ, doanh nhân đến nhà khoa học, mọi siêu trí tuệ trong nhóm đều cực kỳ cởi mở với ý tưởng và kinh nghiệm mới.

Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy, không chỉ sự khao khát có được ý tưởng và trải nghiệm mới mới có liên quan nhiều đến trí thông minh ở những người trẻ tuổi, mà còn là sự cởi mở với những ý tưởng mới còn giúp bạn chống lại sự suy giảm tinh thần khi trưởng thành.

Như bản thân Steve Jobs đã biết, tập trung là điều cần thiết khi bạn đang cố gắng thực hiện một ý tưởng hay mà bạn đã có. Nhưng đừng vội dập tắt sự tò mò của bạn. Nếu bạn muốn đủ thông minh để nảy ra một ý tưởng hay ngay từ đầu, điều cần thiết là phải trau dồi một trí tuệ cởi mở với sở thích đa dạng.

Đôi lúc, có thể bằng sự phân tâm, bạn sẽ có được thứ đáng để tập trung vào.

Theo INC

Hoàng Lan

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh