CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:08

Chiến tranh biên giới 1979: Sự thật lịch sử phải được ghi lại cho đời sau

GS.TSKH Vũ Minh Giang

Năm nay tròn 40 năm kể từ ngày diễn ra cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, khi Trung Quốc đưa hàng chục nghìn quân mở màn chiến tranh tại các tỉnh biên giới phía Bắc.

Năm nay cũng là năm đầu tiên chúng ta tổ chức một Hội thảo khoa học quốc gia về Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại (1979 - 2019). Tại đây, nhiều nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử đều chung nhận định, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 của nhân dân Việt Nam là một sự kiện lịch sử rất quan trọng, cần có vị trí xứng đáng trong các bộ lịch sử của dân tộc.

GS Vũ Dương Ninh – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lịch sử đã qua đi song câu chuyện quá khứ vẫn còn đuợc nhắc lại mãi. Sự thc lịch sử dù vui hay bun đều cần đuợc ghi lại để rút ra những bài học cho đời sau.

"Hơn 40 năm đã qua sau những cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng những sự kiện bi hùng đó không được trình bày một cách đầy đủ trong sách giáo khoa, trong những côngtrình nghiên cu và trên nhiều sách báo khác" - ông Ninh trăn trở. Theo ông, phải viết đúng sự thật lịch sử, phản ánh khách quan những điều đã diễn ra, phân tích đầy đủ bản chất của s việc và rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực.

Qua đó, nêu bật những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong cuộc chiến đu bo vệ ch quyn và toàn vẹn lãnh thổ. "Tất cả những người Việt Nam đã tng đổ xương máu để gìn giữ từng tấc đất, từng hòn đảo của nước Việt Nam đu xứng đáng được vinh danh và được sự tri ân của nhiều thế hệ con cháu" - ông Ninh nhấn mạnh.

Ông cho rằng, không khơi gợi hận thù song nhắc lại quá khứ để có cách ứng xử đúng đắn hôm nay và phòng ngừa cho ngày mai là điều cần thiết và cấp thiết đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà.

Nhắc lại cuộc chiến năm 1979, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, Việt Nam chưa từng phải chống đỡ với một đạo quân lên tới 60 vạn người tấn công trên toàn tuyến biên giới trải dài gần 1.300 km. Với ưu thế áp đảo về hỏa lực và binh lực, quân Trung Quốc đã tiến sâu vào 26 điểm và chiếm giữ một số thị xã (Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn) và nhiều thị trấn, huyện lỵ, gây ra những tổn thất nặng nề.

Theo GS Vũ Minh Giang, dù thời gian của cuộc chiến tranh năm 1979 chỉ diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn nhưng đây là một sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử. Nó nhắc nhở Việt Nam bài học cảnh giác. Cuộc chiến đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách, làm dày thêm truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Nhắc đến vấn đề "khép lại quá khứ" trong cuộc chiến này, GS Vũ Minh Giang cho rằng, “khép lại quá khứ” hoàn toàn không đồng nghĩa với việc không nói về quá khứ, mà là xác định lại sự kiện như nó từng xảy ra một cách khoa học. "Hoàn toàn không nhắc tới lịch sử sẽ đồng nghĩa với che giấu lịch sử - điều không thể và không nên làm" - ông nói và cho rằng, trình bày một cách khách quan, khoa học về cuộc chiến 1979 là cách tốt nhất để đẩy lui những luận điệu xuyên tạc, dùng lịch sử để kích động, đồng thời cũng là cách tốt nhất giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

GS Vũ Minh Giang nói, có thể ví cuộc chiến năm 1979 giống như một vết hằn lịch sử, là một cái hố ngăn cách quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Trung Quốc. "Có quan điểm cho rằng nên lấp cái hố đó đi, nhưng đó là việc không nên và không thể làm. Nó sẽ sinh ra muôn vàn hệ luỵ. Cách tốt nhất là làm thế nào để cái hố ấy không bị khoét rộng ra để rồi mỗi lần đi trên cái cầu bắc qua cái hố ấy vẫn nhìn thấy những bài học đắt giá của lịch sử, để trong tương lai một cái hố tương tự sẽ không bị đào thêm nữa" - ông Giang chia sẻ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh