THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:50

Chật vật tuyển sinh ĐH, CĐ 2015

 

Vất vả tuyển sinh

Điều đặc biệt của năm nay ở chỗ có những trường hàng năm tuyển sinh chỉ cần xem xét nguyện vọng 2 là đủ chỉ tiêu, thì năm nay nguy cơ qua 4 đợt xét tuyển vẫn không hoàn thành kế hoạch. Chưa khi nào Trường ĐH Kinh doanhCông nghệ Hà Nội lại phải kéo dài xét tuyển như năm nay khi số chỉ tiêu còn thiếu ở hệ ĐH là 2.300 và CĐ là 350 chỉ tiêu. GS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường lo ngại: “Trường hiện có hơn 1.000 giảng viên cơ hữu, tương lai của họ sẽ ra sao nếu cứ tiếp diễn tình cảnh tuyển chưa được 50% chỉ tiêu như hiện nay?”. Cùng với đó, Trường ĐH dân lập Phương Đông, qua các đợt xét tuyển đã nhận được hơn 1.500 hồ sơ trên tổng số 1.900 chỉ tiêu xét tuyển, nhưng vài trăm chỉ tiêu còn lại không dễ tuyển. “Chúng tôi không hy vọng tuyển đủ chỉ tiêu trong thời điểm khó khăn như năm nay. Chính vì vậy, dù thiếu hơn 1/3 chỉ tiêu, trường cũng tạm bằng lòng và quyết định dừng xét tuyển trước thời hạn của Bộ GD&ĐT”, PGS Bùi Thiện Dụ, ĐH Phương Đông cho biết.

 

Thí sinh dự kỳ thi THQG 2015.


Đối với các trường ĐH phía Nam, như: Kinh tế Tài chính TP. Hồ Chí Minh, ngành khó tuyển nhất hiện nay là công nghệ thông tin. Ngành này có khoảng 100 chỉ tiêu, nhưng chỉ tuyển được khoảng 30 - 40 hồ sơ. Theo chuyên viên tuyển sinh của trường, nguồn tuyển sinh ít là do các thí sinh thích vào học những trường chuyên về công nghệ hơn là vào các trường kinh tế nhưng có đào tạo về công nghệ. Tương tự, ĐH Nguyễn Tất Thành có tổng chỉ tiêu tuyển sinh 3.800, nhưng chỉ mới nhận được 2.000 hồ sơ nhập học, với số điểm từ 15 điểm trở lên ở bậc ĐH và 12 điểm trở lên ở bậc CĐ. Cùng với đó, các trường CĐ còn gặp nhiều khó khăn hơn, như Trường CĐ Bách Việt đã nhập học cho hơn 1.000 sinh viên trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đề ra là 2.400 cho hệ CĐ, tức còn thiếu đến hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh. TS Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng CĐ Bách Việt cho biết, so với những năm trước, năm nay CĐ Bách Việt tuyển sinh không đạt, số lượng chỉ tiêu của các trường CĐ cần tuyển còn rất lớn.

Ông Nguyễn Quang Hậu, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ trăn trở, 3 đợt xét tuyển đi qua nhưng trường vẫn không hề nhận được bộ hồ sơ nào. Đến xét tuyển bổ sung đợt 4, nhà trường chỉ nhận được 8 bộ hồ sơ ở hệ CĐ và 5 bộ hồ sơ ở hệ trung cấp. Ngoài ra, nhiều trường khác không muốn đưa ra con số tuyển sinh năm nay, bởi lo ảnh hưởng đến hình ảnh nhà trường và cho biết sẽ đề xuất, kiến nghị Bộ GD&ĐT có giải pháp cả trước mắt và lâu dài ngay khi kết thúc đợt xét tuyển này.

 Nguy cơ đóng cửanhiều trường ĐH, CĐ

Tình trạng trên đang khiến nhiều trường, nhiều ngành đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, đặc biệt là những ngành vốn đã khó tuyển trước đó. Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng cho biết, ngành nông học vốn rất ổn định, nhưng năm nay rất ít thí sinh đăng ký và số nhập học còn ít hơn nữa (chỉ khoảng 10 em), nên rất khó để tiếp tục đào tạo. Cùng chung tâm trạng lo lắng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, Trường thậm chí đã phải tính tới chuyện cho giáo viên nghỉ việc bớt nếu tình trạng vắng thí sinh còn kéo dài.

Điều đáng chú ý là năm nay không chỉ có trường dân lập gặp khó khăn gay gắt, mà nhiều trường công lập nhóm dưới cũng khó tuyển đủ chỉ tiêu. Nhận định chung của những trường này là với những ngành thực sự khó tuyển và thiếu nhiều chỉ tiêu như hiện nay sẽ phải đóng cửa theo quy định của Bộ GD&ĐT vì liên tiếp 3 năm không đủ sinh viên để mở lớp học. Điều này sẽ thực sự ảnh hưởng đến đào tạo chung của trường, vì cơ sở vật chất nhà trường đã lập ra nhưng không có sinh viên đến học.

Tại cuộc họp báo do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 20/10, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Một số trường nhiều năm liền tuyển sinh rất khó khăn, nếu cứ như vậy sẽ rất lãng phí nguồn lực cả cơ sở vật chất và đội ngũ. Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm với giáo dục đại học năm học tới sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015-2016 khối ĐH, CĐ là việc cơ cấu, sắp xếp lại các trường cho phù hợp, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đảm bảo chất lượng đào tạo. Cũng theo ông Ga, hiện Bộ GD&ĐT đã soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền một số văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, tạo căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Cù Hòa

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh