THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:40

Chàng trai được Facebook tài trợ 80.000 USD

 

Đào Trần Bằng (thứ hai từ trái sang) và bạn bè trong một chuyến <a href=du lịch /// Ảnh: NVCC" />
Đào Trần Bằng (thứ hai từ trái sang) và bạn bè trong một chuyến du lịch.
Tại cuộc thi lập trình công nghệ trong lĩnh vực giáo dục lớn nhất Ðông Nam Á Edtech Asia Hackathon 2016, tổ chức lần đầu tiên tại VN, kỹ sư Ðào Trần Bằng cùng Lý Thụy Vi đã giành được giải nhì, được Facebook trao gói tài trợ trị giá 80.000 USD dành cho đội có sản phẩm xuất sắc nhất.
Phải giỏi hơn mỗi ngày
Đào Trần Bằng đã bật cười khi nghe chúng tôi hỏi về thời gian nhàn rỗi, lối học theo công thức, rập khuôn góp phần làm tiêu hao nhiều hứng khởi, nhiệt huyết và sáng tạo của người trẻ. “Cá nhân tôi, từ khi còn là sinh viên đã không có chút thời gian nào để chán đâu. Một phần là do hoàn cảnh, không đi làm kiếm tiền thì sẽ bị đói. Một phần do tính cách từ nhỏ, không làm không học thì sẽ bị người khác vượt xa. Kiểu người của tôi không cần phải giỏi nhất trong lớp nhưng ít ra phải nằm trong nhóm giỏi. Tôi đã đi làm tự nuôi mình và đứa em trai học ở TP.HCM”, Bằng tâm sự.
Ngoài công việc, việc học chiếm hầu hết thời gian của Bằng. Điểm đáng nhớ nhất trong quá trình học của Bằng là đã cả gan tạm ngừng việc học khi đang là sinh viên năm hai để mở công ty. Với chàng trai trẻ này, hành động liều lĩnh ấy một phần vì “có một ý tưởng hay, có nhóm hăng say, vậy là khởi nghiệp”. Cứ thế, nhóm của Bằng lớn dần lên. Nỗ lực phải giỏi hơn mỗi ngày của chàng trai trẻ này đã được đền đáp. Hiện tại, Đào Trần Bằng là Trưởng nhóm lập trình phần mềm Công ty East Agile VN.
Làm phần mềm tương tác cho trẻ em
Sau cuộc thi lập trình công nghệ trong lĩnh vực giáo dục nói trên, Facebook đã chọn tài trợ cho sản phẩm Kid REC của Đào Trần Bằng và Lý Thụy Vi. Sản phẩm của họ hướng tới xây dựng kỹ năng cảm xúc cho trẻ từ 5 - 10 tuổi bằng cách dùng công nghệ làm công cụ để giúp các bé tương tác với ba mẹ và tương tác với người thân xung quanh.
ằng cho biết: “Sản phẩm của chúng tôi nhằm giải quyết 3 vấn đề là: cha mẹ không quan tâm đúng mức tới việc phát triển khả năng cảm xúc của trẻ (so với việc chú trọng những kỹ năng mang tính học thuật), vấn đề trẻ em tiếp xúc quá sớm với đồ chơi công nghệ mà không có sự hướng dẫn quan tâm từ cha mẹ dẫn đến chuyện các bé chỉ tự chơi với điện thoại và vấn đề không có nhiều những công cụ, tiện ích trên điện thoại để hướng dẫn và giúp đỡ cha mẹ chơi chung và hướng dẫn con cái trong việc phát triển kỹ năng cảm xúc”.
Như vậy, thiết kế phần mềm ứng dụng này buộc trẻ khi chơi trò chơi này trên điện thoại thông minh hoặc máy tính sẽ phải chơi chung với người khác, tăng thời gian tương tác với người khác chứ không chỉ chơi với màn hình. Ngoài ra, các bài học trong ứng dụng sẽ dạy trẻ kiến thức và phát triển kỹ năng xã hội cũng như kỹ năng chia sẻ và kể chuyện.
Bằng và Vi đang nỗ lực hoàn thiện sản phẩm Kid REC để ra mắt người dùng và tiếp tục đem sản phẩm này vào các cuộc thi khác nhằm phát triển tốt hơn các tính năng ưu việt của sản phẩm.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh