THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:00

Châm cứu chữa bệnh , kinh nghiệm dùng huyệt thiên ứng

Kinh nghiệm dùng huyệt thiên ứng

Huyệt Thiên ứng là điểm đau nhất ở vùng đau trên bệnh nhân, nó có thể ở trên đương kinh huyệt hay ở ngoài kinh.

Căn cứ vào nội kinh nói: Lấy chỗ đau làm huyệt. Nó nói lên một trạng thái không bình thường, một cảm giác khó chịu trong cơ thể,trạng thái này, cảm giác này có thể do một rối loạn cơ năng hoặc một tổn thương thực thể cấp hay mãn. Huyệt thiên ứng càng nhạy cảm thì trạng thái không bình thường do nó phản ánh càng cấp và càng nặng bấy nhiêu.

Trong quá trình diễn biến của bệnh, Khi bệnh nhẹ đi nắn vào huyệt thiên ứng cũng ít nhạy cảm và khi lành bệnhhuyệt này cũng không còn nhạy cảm nữa.

Vì vậy có thể nói huyệt Thiên ứng là nơi mà bệnh tật hoặc trạng thái không bình thường tập trung thể hiện ra ngoài và đồng thời là mục tiêu của bệnh, người thầy thuốc có thể tấn công vào bệnh tật hoặc trạng thái không bình thường để điều chỉnh lại.

Dùng Thiên ứng còn để chuẩn đoán bệnh.

Ví dụ: ấn ngón tay vào điểm thiên ứng bệnh nhân thấy dễ chịu tức là chứng hư của phương huyệt cđều phải bổ. Nếu ấn vào điểm Thiên ứng mà bệnh nhân thấy đau nhói lên tức là bệnh thuộc thực các phương huyệt đều phải tả ( châm hoặc cứu đều phải tả) sờ trên huyệt nóng thì châm, lạnh thì cứu (xen thiết biểu chẩn đoán khái quát)

Khi chữa bệnh, châm cứu vào huyệt này trước, dẫn khí cho khắp nơi có bệnh , rồi mới lần lượt châm cứu đến các huyệt khác trong phương để các huyệt nàytác dụng theo hướng Thiên ứng huyệt đã chỉ điểm là mục tiêu để chữa bệnh được nhanh chóng, đó là cách chữa bệnhgồm cả tiêu và bản.

Nếu chỉ châm phương huyệt mà không châm Thiên ứng thì bệnh chậm kết quả , mà châm Thiên ứng trước theo cách đã nói trên, thấy bệnh nhanh chóng khỏi hơn và kết quả châm cứu lại được khỏi tận gốc .

Huyệt Thiên ứng không nhất thiết chỉ phản ánh tình trạng của khu vực kinh lạc tuần hành qua mà còn chỉ điểm cho trạng thái toàn thân, cho nên đừng nhầm lẫndùng huyệt Thiên ứng với dùng huyệt cục bộ hay lân cậnmà bỏ Thiên ứng .

Nhưng phải biết tìm huyệt Thiên ứng, phải chọn điểm trung tâm của vùng nhạy cảm tức là điểm khi sờ nắn vào vào bệnh nhân đau nhất và có cảm giác khác thường nhất.

Châm đúng vào đây khi rút kim ra bệnh nhân sẽ dễ chịu ngay, nếu cả 2 đều được coi là Thiên ứng huyệt và châm cứu cả hai.

Chú ý: Phải chọn đúng được vùng trung tâm nhạy cảm mới đúng là Thiên ứng huyệt.

Bích Hồng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh