THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:19

Cầu Long Biên: Tiểu thương bất chấp dịch bệnh “mở hàng” bên cạnh biển cấm!

Sẽ chẳng có gì nếu như tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và giải quyết triệt để hay những phương tiện xe cộ được sắp xếp gọn gàng. Trên thực tế, dù đường đi chật hẹp và kết cấu hạ tầng đang ngày một xuống cấp do công trình đã được xây dựng lâu năm thì ta vẫn phải "bon chen" giữa những "bãi đỗ xe bất đắc dĩ" rải rác trên cả tuyến đường. Thậm chí là cả những hàng quán được tiểu thương bày bán bất chấp mặc dù trên cầu đã được gắn đầy biển cấm bán hàng và băng rôn khẩu hiệu không tụ tập.

Cầu Long Biên: Tiểu thương bất chấp “mở hàng” bên cạnh biển cấm! - Ảnh 1.

Một trong vô số những biển báo cấm trên cầu Long Biên. (Ảnh: Hoàng Yến)

Chẳng khó khăn gì để bắt gặp các gánh xe hàng rong và cả những quán nước vỉa hè được trải đầy ghế nhựa suốt dọc đường đi trên cầu. Những tiểu thương này dường như cũng chẳng hề quan tâm nhiều đến lệnh cấm, thờ ơ như không hề hay biết đến tình hình dịch bệnh đang còn nhiều diễn biến phức tạp và lệnh cấm mở bán vỉa hè, họ "giả mù" trước cả những tấm biển được gắn đầy trên các thanh chắn 2 bên đường cầu. Hành động của các tiểu thương này có thể xem là khá liều lĩnh và bất chấp mặc dù thường xuyên có những cán bộ dân sự đi nhắc nhở.

Cầu Long Biên: Tiểu thương bất chấp “mở hàng” bên cạnh biển cấm! - Ảnh 2.

Một quán nước vỉa hè mở hàng bất chấp ngay bên cạnh biển cấm. (Ảnh: Hoàng Yến)

Thay vì bị dẹp bỏ, những quán vỉa hè như thế này còn được mở hàng nhiều nơi cả 2 bên cầu. Lợi dụng việc hạn chế về không gian đường đi, khó cho việc quản lí những hàng quán này vẫn cứ ngang nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức, mặc kệ những lời nhắc nhở của những người làm công việc trị an. Quán thì quy mô nhỏ, dùng danh nghĩa chỉ "bán mang đi" để lách luật, quán thì thậm chí còn trải cả chiếu để cho vài nhóm khách ngồi cho thoải mái, lệnh cấm tụ tập trở nên vô nghĩa.

Có cầu thì mới có cung, không ít bạn trẻ và người dân vì hàng quán đóng cửa mà đổ xô lên những địa điểm công cộng như Hồ Tây và cầu Long Biên để tìm nơi giải trí, những gánh hàng rong và quán nước vỉa hè vì thế mà vẫn được tiếp tục duy trì thay vì phải "đóng cửa". Nếu như không có khách mua và bị tẩy chay triệt để, nặng tay trong việc xử phạt thì có lẽ môi trường cảnh quan trên cầu cũng đã được sạch đẹp hơn. Điều đáng nói, ngoài những hàng quán thế này, không ít người còn tự mua đồ để mang lên cầu ngồi hóng mát và sau những cuộc hẹn hò đó lại là tình trạng xả rác bừa bãi khắp nơi. Có bạn trẻ còn chia sẻ "Cứ ngồi vậy thôi, khi nào họ đuổi đến thì đi, không thì biết đi đâu bây giờ, hàng quán đóng hết cả rồi?"

Sắp tới, khi các hàng quán và các địa điểm khác tại Hà Nội được phép hoạt động trở lại, thì liệu tình trạng này có còn kéo dài?



Hoàng Yến

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh