CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:47

Cắt tóc máu cho con khi nào?

 

Tóc máu là gì?

Tóc máu được cho là lớp tóc đầu tiên hình thành từ khi đứa trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Về phương diện sức khỏe, tóc máu là phần bảo vệ cho não bé vốn chưa được bảo vệ đầy đủ.

Tóc máu có cấu trúc như tóc bình thường, có sự rụng tự nhiên. Nhưng quá trình này rất lâu. Phải đến hết năm thứ nhất thì tóc máu mới đủ dài để rụng đi. Tuy nhiên quá trình này diễn ra không đồng đều.

 

Không có cơ sở khoa học nào nói về việc cắt tóc máu.


 Quan niệm cắt tóc máu của người Việt

Nhiều người cho rằng việc cắt tóc máu giống như việc “đốt vía” cho trẻ. Cắt tóc máu là thể hiện trẻ đã chấm dứt thời kỳ trong bào thai, bước ra cuộc sống bên ngoài. 

Có người chọn đầy tháng để cắt là do người Việt có cách tính tuổi theo âm lịch, thời gian 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ được coi là một đời sống. Việc cắt tóc máu chứng tỏ em bé đã chính thức trở thành một thành viên trong gia đình, hòa nhập vào cuộc sống mới, chấm dứt thời kỳ còn hoài thai trong bụng mẹ.

Có người chờ trẻ đủ 6 tháng hoặc chờ trẻ thôi nôi xong mới cắt tóc máu là do khi đó đứa trẻ đã cứng cáp, thóp trên đỉnh đầu cũng đã liền, chọn cắt tóc máu để cho tóc mới mọc dài, suôn đẹp theo nếp.

Tóc máu sau khi cắt xong, thường được gói lại trong một túi vải, người nhà sẽ đem thả xuống sông, suối… với quan niệm cho mọi sự được mát mẻ, hanh thông. Ngày nay, một số bà mẹ trẻ còn giữ lại một ít tóc máu của con làm kỷ niệm.

 Cắt tóc máu sớm thì tóc mới dày và đen. Điều này có đúng? 

Chúng thực ra không đúng hoàn toàn. Một số trẻ sinh ra, ngay từ khi mới lọt lòng đã có mái tóc rất dày, rất đen, rất óng và rất mượt. Một số trẻ thì lại lơ thơ như thể trồng từng sợi tóc trên đầu vậy.

Việc tóc thưa hay dày, đen hay vàng hoe hoàn toàn phụ thuộc vào  cấu trúc gene của mỗi người. Cấu trúc gene sẽ quyết định mật độ chân tóc (dày hay  mỏng), cấu trúc sợi tóc (khỏe hay yếu), sắc tố sợi tóc (vàng hoe hay đen). Việc cắt tóc  máu không làm thay đổi cấu trúc gene, nên không thể làm thay đổi mang tính chất cục   diện của mái tóc. Việc cắt tóc máu giúp cho tất cả các sợi dài đều nhau nên cảm giác tóc sẽ nhiều hơn, dày hơn.

Tương tự, một số người khác lại sợ kiêng vì sợ cắt tóc máu sớm, tóc con sẽ cứng như rễ tre. Điều này cũng không đúng vì chất tóc là do gene.

 Cắt tóc máu có cần thiết không?

Từ góc nhìn y khoa thì việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là việc làm không an toàn. Lý do là bởi: Thường thì phải ngoài 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền. Khi đó, có thể cắt tóc máu an toàn cho trẻ. Nếu chúng ta tiến hành sớm hơn, các động tác cắt tóc thô bạo có thể làm tổn thương da đầu bé. Mặt khác, thóp chưa liền, sự làm mỏng tóc đi không có lợi cho việc giữ ấm thóp.

Thực tế tóc máu sẽ tự rụng đi sau một thời gian để cho lớp tóc khác mọc lên vì vậy không cần thiết cắt tóc máu. Trừ trường hợp một số em bé tóc quá rậm và dày, gây ngứa ngáy, khó chịu cho da khi thời tiết nóng bức.

 Lưu ý khi cắt tóc máu cho con

- Không nên cắt tóc khi bé chưa đủ 5 tháng tuổi

- Không cắt tóc khi bé mệt mỏi, không khỏe (dù bé chỉ bị cảm hay đau bụng).

 - Bé không đủ kiên nhẫn để người lớn có thời gian cắt tỉa và chỉnh sửa cho mái tóc thật đẹp. Vì vậy, cố gắng hoàn thành việc cắt tóc cho bé càng nhanh càng tốt.

- Cắt tóc lúc bé đang ngủ là một hành động tiềm ẩn tai nạn.

- Cắt tóc trước khi bé tắp táp để không gây ngứa ngáy vì vụn tóc.

Theo Trà Mi / phunutoday.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh