Canon EOS M3: Thiết kế đẹp, hình ảnh chất lượng
- Công nghệ mới
- 13:25 - 11/11/2015
EOS M3 được xem là một bước đột phá mới nhất của Canon trên dòng máy ảnh gương lật hoán đổi ống kính (ILC) đang cực phát triển hiện nay. Phiên bản đầu tiên của loạt máy ảnh này được tung ra vào năm 2012, mang tên EOS M có khả năng tự động lấy nét góc rộng.
Máy ảnh EOS M3 của Canon đem đến hình ảnh chất lượng cao
Mẫu kế nhiệm tiếp theo là EOS M2 – thiết bị chỉ được bán ra tại Nhật Bản và Trung Quốc. Là mẫu máy ảnh kế nhiệm thứ ba, M3 ắt hẳn sẽ phải sở hữu nhiều ưu điểm hơn những “người tiền nhiệm” nhưng nhược điểm là máy ảnh mới này hoạt động khá chậm chạp và có mức giá cạnh tranh.
Hiện M3 được bán sẵn tại Mỹ cũng như các thị trường châu Âu và Australia. Giá của thân máy (body) dao động trong khoảng 680 USD ( tương đương 15,11 triệu đồng). Người dùng có thể chi thêm 800 USD (17,8 triệu đồng) để có thêm ống kính kit 18-55mm STM và 1,050 USD (23,3 triệu đồng) để mua cặp ống kính kit 18-55m và 55-200mm STM. Thêm vào đó, Canon cũng tung ra cặp ống kính EF-M chưa từng được sản xuất tại Mỹ là 55-200m STM (350 USD – 7,8 triệu đồng) và 11-22mm STM ( 400 USD – 8,9 triệu đồng).
Chất lượng hình ảnh
Thiết kế thu gọn trên một body vừa phải
Chất lượng hình ảnh của M3 được đánh giá là tốt giống như mọi thiết bị DSLR mid – tier APS-C khác của Canon, điển hình là T6i / 750D nhờ vào bộ cảm biến 24,2 megapixel cùng và bộ xử lý hình ảnh Digic 6 . Hình ảnh JPEG đem lại khá rõ ràng và sắc nét từ ISO 800 đến ISO 1600. Giống như nhiều loại máy ảnh khác, khả năng xử lý ảnh JPEG của M3 nhấn mạnh vào việc tối đa hóa chi tiết trong bóng tối hơn là độ nét khi chụp ảnh trong môi trường có ánh sáng thấp.
Màu sắc hiển thị có độ bão hòa tốt, tuy nhiên qua thử nghiệm, tính năng cân bằng trắng tự động của máy có xu hướng lệch về màu tím. Ống kính EF-M 18-55mm IS STM đi kèm với kit cũng giống như các loại kit thông thường không cung cấp độ mở rộng tối đa trên phạm vi zoom ở khẩu độ f3.5-5.6. Đồng thời, chất lượng video cũng không phải là điểm mạnh của thiết bị này.
Hiệu suất
Qua kiểm tra, thiết bị của Canon phải mất tới 1,7 giây để khởi động, ngắm và chụp, đây được xem là một khoảng thời gian tương đối dài. Trong môi trường ánh sáng tốt, thời gian để ngắm và chụp rơi vào khoảng 0,5 giây – bằng thời gian chụp trong môi trường ánh sáng yếu. Thời gian để chụp hai bức ảnh liên tiếp mất khoảng 1,1 giây trên định dạng JPEG và lên đến 2,2 giây khi chụp với đèn flash.
Tốc độ của máy đạt 4,2 khung hình mỗi giây khi chụp ảnh liên tục. Tuy nhiên, thiết bị này không hỗ trợ tự động lấy nét liên tục hoặc phơi sáng ở tất cả các chế độ. Đây là nhược điểm lớn của sản phẩm này so với các đối thủ cạnh tranh.
Bù lại, trong thực tế, pin của M3 hoạt động khá tốt khi chụp liên tục trong chế độ Servo mặc định. Sau khi chụp khoảng 1000 ảnh JPEG 1000, lượng pin trong máy vẫn còn 1 nửa.
Thiết kế và tính năng
Mặc dù không có khả năng chống chịu thời tiết nhưng nhờ việc chọn lựa chất liệu tốt nên M3 cũng nằm trong loạt máy ảnh dSLR có thiết kế ổn định. Thân máy có kết cấu hợp kim magiê và thép không gỉ sẽ giúp cho người chụp có thể cầm chắc chắn mà không sợ vỡ như các dòng máy vỏ nhựa khác.
Những người đã từng quen thuộc với hệ thống menu của Canon trong nhiều năm hẳn sẽ thấy M3 điều hướng dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tùy chỉnh chương trình của riêng mình với 6 lựa chọn cho các tùy chọn thường xuyên sử dụng.
Màn hình cảm ứng đem lại cái nhìn sắc nét về khung cảnh và hoạt động khá trơn tru và dễ dàng. Nút menu được bố trí ở mặt trên bên phải của màn hình cảm ứng để giúp người dùng điều chỉnh chế độ AF, kích thước hình ảnh, chất lượng quay phim, chụp tự động, cân bằng trắng, đo sáng,…..một cách thuận tiện nhất.
Với M3, bạn có thể dễ dàng chụp ảnh từ xa với smartphone Android nhờ ứng dụng từ xa EOS (EOS Remote app) của Canon. Việc kết nối camera và điện thoại qua NFC và Wi-Fi không hề khó khăn bởi hiện nay, cả 2 hệ điều hành Android và iOS đều đã cung cấp công cụ hỗ trợ kiểm soát chụp ảnh, chọn điểm AF cũng như khả năng xem trước hình ảnh trên thiết bị thông minh của mình.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom,...
10 tháng trước
Tin nên đọc