THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:58

Cảnh giác với những thực phẩm dễ gây ngộ độc ngày nắng

 

Dưa, cà muối chưa kỹ

Trong những ngày hè, dưa, cà thường là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn dưa, cà muối chưa kỹ sẽ rất nguy hiểm. Trong một vài ngày đầu muối dưa, cà, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần có nghĩa là độ chua tăng dần lên.

 

Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrat, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Ngao nướng

Món ăn được chế biến từ ngao như canh ngao nấu chua, ngao hấp, cháo ngao, ngao nướng… đặc biệt được ưa thích ngày hè. Các chuyên gia cho rằng đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong thịt ngao có chứa protit, gluxit, lipit và nhiều vitamin.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra món ngao nướng là món ăn thơm ngon nhưng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngao thường sống ở các cửa biển, bờ biển, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do nguồn nước ô nhiễm. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là thủ phạm chính gây ngộ độc khi ngao không được chế biến cẩn thận.

Các món từ sứa biển

Sứa biển được người dân sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Khi ăn sứa không đảm bảo, độc tố sẽ xâm nhập cơ thể, nhẹ có thể gây dị ứng da, nặng hơn có thể dẫn tới đau đầu, tức ngực, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi (chưa qua chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa sẽ chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Dưa chuột

Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên bạn phải hạn chế với loại rau quả này vì chúng cũng là loại món ăn dễ gây độc trong mùa hè.

Loại này “ngậm” nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ dễ ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu. Thực tế, có người dù rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

 

 

Giá không có rễ

Trong quá trình làm giá, người làm có thể đã cho quá nhiều thuốc làm cho giá sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không có rễ. Trong thuốc tăng trưởng này thường hàm chứa các chất có hại như chất gây ung thư, chất gây đột biến.

Cà chua xanh

Trong cà chua xanh chưa chín hàm chứa chất dễ gây trúng độc- solanine, sau khi ăn vào có thể xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa...

Cải thảo, gừng tươi bị dập

Trong cải thảo dập có chứa muối nitrit, ngăn cản hồng cầu trở ôxy, làm cho chúng ta thiếu ôxy và trúng độc (nhẹ thì bị đau đầu, tim đập loạn nhịp, nôn mửa, môi tím tái; nặng thì thần chí bất an, co giật, khó thở, nếu cấp cứu không kịp sẽ nguy hại đến tính mạng. Còn gừng tươi sau khi bị dập nát sẽ sinh ra một chất có tính độc tố rất mạnh đó là safrole, kể cả chỉ ăn một chút thì cũng sẽ làm cho tế bào gan trúng độc và biến đổi trạng thái.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh