Cảnh báo tình trạng độc tố nhiễm khuẩn uốn ván
- Y học 360
- 21:16 - 01/05/2022
ThS, BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, độc tố uốn ván đã xâm nhập cơ thể khiến bệnh nhân bị cứng hàm, miệng khít chặt, co cứng cơ toàn thân. Bệnh nhân được cho sử dụng thuốc an thần liều cao, nhưng trở nặng chỉ sau vài tiếng, ngưng thở, tím tái, phải đặt ống thở. Những ngày sau, các cơn co cứng toàn thân liên tục xuất hiện, co giật kéo dài dù chỉ kích thích nhẹ như chạm nhẹ hoặc tiêm.
"Tình trạng này xuất hiện liên tục trong 10 đến 14 ngày mới có xu hướng dịu xuống. Ngoài ra, bệnh gây rối loạn thần kinh thực vật, tăng tiết đờm dãi, rối loạn nhịp tim, huyết áp, nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Bắc thông tin.
Trường hợp nữ bệnh nhân 84 tuổi trên chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân uốn ván mà các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận điều trị thời gian gần đây. Theo các bác sĩ, uốn ván là loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Bệnh không lây truyền từ người sang người, tuy nhiên, nếu bị thương do dẫm phải sắt rỉ, gỗ và vết cắn của vật nuôi sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng uốn ván.
Các trường hợp mắc bạch hầu được ghi nhận chủ yếu ở nhóm trẻ lớn (trên 10 tuổi) chiếm 67,8%, tiếp theo là trẻ 5-9 tuổi (20,5%), 1-4 tuổi (8,8%). Hầu hết các trường hợp chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng (69,3%). Ghi nhận 19,5% trường hợp tiêm chủng chưa đủ mũi và 11,26 đã tiêm đủ 4 mũi vẫn mắc bạch hầu.
Uốn ván thường có triệu chứng như: Tê lưỡi, cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng (lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh). Cơ co thắt, vã mồ hôi, sốt. Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn nguy cơ tử vong càng cao.
Từ trường hợp nêu trên, các bác sĩ khuyến cáo, để đề phòng nguy cơ có thể xảy ra, trẻ nhỏ nên tiêm vắc xin DPT hoặc DT. Người lớn cần tiêm Td/UV. Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con. Xử lý sạch vết thương ngay sau khi trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử… Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên cần phải tiêm chủng…
Bộ Y tế lưu ý không tiêm vaccine Td cho những đối tượng đã được tiêm vaccine có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm. Không tổ chức buổi tiêm chủng vaccine Td cùng đợt với vaccine COVID-19 cho trẻ 7 tuổi tại địa phương, khoảng cách giữa mũi tiêm vaccine Td và vaccine COVID-19 là 14 ngày.