CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:49

Cảnh báo nhóm người ham ăn kem, uống nước đá trong mùa hè

Vào mùa hè, hầu hết mọi người đều thích uống những ly nước mát lạnh hay ăn những que kem ngọt lịm để giải khát. Thói quen ăn uống này tưởng chừng rất vô hại nhưng trong một số trường hợp để lại hậu quả rất nghiêm trọng.

Gần đây, bệnh viện Sir Run Run Shaw - một bệnh viện liên kết với Trường Y của Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc đã cấp cứu 2 trường hợp liên quan tới việc ăn uống đồ lạnh, khiến không ít người bàng hoàng.

Trường hợp 1, ông Vương (50 tuổi) nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị đau đột ngột ở vùng ngực, đổ mồ hôi và khó chịu sau 2 tiếng kể từ lúc ăn kem. Sau khi kiểm tra điện tâm đồ, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ST cấp tính. Bác sĩ khẩn cấp phẫu thuật nong mạch vành và đặt stent.

2 trường hợp lên cơn đau tim đột ngột sau khi ăn đồ lạnh: Cảnh báo nhóm người này đừng tham ăn kem, uống nước đá - Ảnh 1.

Ông Vương lên cơn nhồi máu cơ tim sau 2 tiếng ăn kem. (Ảnh minh họa)

Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng đau ngực của ông Vương đã thuyên giảm đáng kể. Ông nói với sĩ rằng, bản thân không có tiền sử tăng huyết áp hay tăng lipid máu. Yếu tố rủi ro nhất là ông ăn nhiều kem mỗi ngày.

Trường hợp 2, thật trùng hợp, 2 ngày sau đó bệnh viện tiếp tục tiếp nhận một trường hợp tương tự. Đó là một cụ bà 70 tuổi họ Lý, sau khi chơi đánh bài bà có cảm giác khó chịu, đau bụng trên, buồn nôn và nôn nhiều lần. Bà Lý nghĩ rằng mình ăn thứ gì đó không tốt nên sau vài giờ chịu đựng đã đến bệnh viện kiểm tra.

Tại đây, bác sĩ khoa Tiêu hóa nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim nên đã chuyển bà Lý qua khoa cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bà bị nhồi máu cơ tim cấp tính, nhanh chóng tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Cuối cùng bà Lý cũng đã vượt qua được cơn nguy hiểm.

Khi được hỏi về lịch sử ăn uống, bác sĩ nhận thấy vào thời điểm nắng nóng này, bà Lý thường xuyên uống nước đá lạnh để giải khát. Bác sĩ cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến bà Lý bị lên cơn đau tim như vậy.

2 trường hợp lên cơn đau tim đột ngột sau khi ăn đồ lạnh: Cảnh báo nhóm người này đừng tham ăn kem, uống nước đá - Ảnh 2.

Bác sĩ Châu Quân Tuệ, trưởng khoa Tim mạch tại bệnh viện Sir Run Run Shaw cho biết: "Theo thống kê, 30% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ có các triệu chứng về đường tiêu hóa trước, biểu hiện thường thấy là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nên nó thường bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày, viêm ruột hoặc chứng khó tiêu. Từ 3 - 24 tiếng trước khi cơn đau tim xuất hiện, những triệu chứng trên có thể xảy ra, đặc biệt là xuất hiện nhiều ở phụ nữ, người già hoặc người mắc bệnh tiểu đường".

Tại sao ăn uống đồ lạnh lại dễ gây ra nhồi máu cơ tim?

Khi ăn uống quá nhiều đồ lạnh, nó sẽ khiến các mạnh máu bị co thắt đột ngột, dẫn tới huyết áp tăng đột ngột. Đối với bệnh nhên có tiền sử bị tăng huyết áp, thói quen ăn uống này dễ gây ra ngồi máu cơ tim và đột quỵ.

Sau khi ăn đồ lạnh, ngoài các triệu chứng về đường tiêu hóa, nếu kèm theo đau xiphoid (đau mỏm mũi kiếm), đổ mồ hôi thì bạn cần nghĩ ngay đến bệnh nhồi máu cơ tim. Xiphoid nằm phía trên bụng trên và đầu dưới của xương ức, như trong hình dưới đây.

2 trường hợp lên cơn đau tim đột ngột sau khi ăn đồ lạnh: Cảnh báo nhóm người này đừng tham ăn kem, uống nước đá - Ảnh 3.

Vị trí đau xiphoid.

Triệu chứng điển hình và không điển hình của nhồi máu cơ tim

- Triệu chứng điển hình

Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là "đau tim" hay "đau tức ngực". 70% biểu hiện thường thấy là đau ngực dữ dội kéo dài trong nửa tiếng và phải nhanh chóng được cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

- Triệu chứng không điển hình

30% biểu hiện còn lại là từ các cơn đau ở các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết trong số đó là các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn...

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như đau răng, đau đầu, đau họng, đau chi trên hoặc lưng. Với những triệu chứng này, bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua.

2 trường hợp lên cơn đau tim đột ngột sau khi ăn đồ lạnh: Cảnh báo nhóm người này đừng tham ăn kem, uống nước đá - Ảnh 4.

Đau răng cũng là một trong những dấu hiệu không nên bỏ qua. Ảnh: DailyExpress

Bác sĩ Khưu Phúc Vũ, Phó trưởng khoa Tim mạch tại bệnh viện này cũng nói thêm: "Hiện, tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim không điển hình tăng lên rất nhiều. Bởi vì những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhồi máu cơ tim không điển hình không rõ ràng, có thể dễ nhầm lẫn với bệnh khác, dẫn đến chẩn đoán sai".

Bên cạnh đó, bác sĩ Khưu cũng nhắc nhở những người đang bị tiểu đường, tim mạch vành, béo phì và người già khi bị đau ở vùng thượng vị, đau răng, khó chịu không rõ nguyên nhân, hãy nghĩ ngay đến khả năng bị nhồi máu cơ tim cấp tính và khẩn trương đến bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh vẫn còn ý thức và khả năng di chuyển, tốt nhất nên dừng tất cả mọi việc lại và gọi xe cứu thương đến.

PHAN HẰNG (Theo QQ)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh