Cần Thơ:Thí điểm trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án nhân dân hai cấp
- Tây Y
- 22:03 - 09/11/2018
Bên cạnh đó, khi các trung tâm hoạt động có hiệu quả còn củng cố cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật hoà giải, đối thoại tại Tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho việc áp dụng hòa giải, đối thoại trước tố tụng tại các tòa án; bổ sung phương thức hòa giải, đối thoại tại toà án nhân dân; đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải, đối thoại, v.v..
Theo đó, TP Cần Thơ sẽ thực hiện thí điểm ở sáu trung tâm hòa giải, đối thoại gồm một trung tâm tại TAND TP Cần Thơ và năm trung tâm ở các TAND quận, huyện (quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt và huyện Thới Lai).
Nhiệm vụ của các trung tâm là hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, đối thoại các khiếu kiện hành chính theo yêu cầu của đương sự và các vụ việc trước khi tòa thụ lý, giải quyết, trừ những tranh chấp, khiếu kiện không được hòa giải, đối thoại theo quy định của BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính.
Phó chánh án TAND Tối cao trao quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện thí điểm.( ảnh: Internet)
Theo ông Nguyễn Thanh Thiên, Chánh án Tòa án nhân dân TP. Cần Thơ, việc thành lập các trung tâm này còn góp phần đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính; giảm số lượng vụ việc cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức cưỡng chế thi hành; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các cơ quan tư pháp, đương sự, Nhà nước và toàn xã hội.
Bên cạnh đó, khi các trung tâm hoạt động có hiệu quả còn củng cố cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật hoà giải, đối thoại tại Tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho việc áp dụng hòa giải, đối thoại trước tố tụng tại các tòa án; bổ sung phương thức hòa giải, đối thoại tại toà án nhân dân; đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải, đối thoại, v.v..
Thành phần trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án bao gồm: Giám đốc trung tâm là chánh án hoặc phó chánh án; phó giám đốc, các hòa giải viên, đối thoại viên. Trong đó, các hòa giải viên, đối thoại viên được chọn là người có dày dặn kinh nghiệm, nhiều năm công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hồng Quang, Phó Chánh án TAND Tối cao, khẳng định hòa giải, đối thoại là phương thức giải quyết hiệu quả các tranh chấp.
Bên cạnh đó, hòa giải, đối thoại không chỉ góp phần hạn chế kháng cáo, kháng nghị, tranh chấp kéo dài mà còn tạo điều kiện hàn gắn rạn nứt mối quan hệ giữa các đương sự dựa trên nền tảng công tác dân vận, tạo sự nhất trí đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần gìn giữ ổn định trật tự xã hội.