THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:43

Cần Thơ: Thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

 

Theo Báo cáo thực hiện Mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới năm 2018, Cần Thơ đã tổ chức triển khai hiệu quả Luật Bình đẳng giới, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới, đồng thời phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới một cách hiệu quả…

Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới của TP. Cần Thơ năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, về mục tiêu hoạt động giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị tại Cần Thơ đạt tỷ lệ nữ được bầu vào cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 cấp thành phố  là 15,09% (tăng 4,19% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015). Cấp quận, huyện đạt tỷ lệ 18,76% (tăng 4,48% so với nhiệm 2010 - 2015). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Khóa XIV nhiệm kỳ 2011 - 2016 đạt tỷ lệ 28,57%.

Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt tại UBND các cấp, các sở, ban, ngành đạt tỷ lệ 20,69%, các đơn vị sự nghiệp thành phố chiếm tỷ lệ 21%. Tuy nhiên, việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ thiếu sự quan tâm của một số cơ quan, đơn vị. Mặt khác, cũng chính từ tỷ lệ, số lượng đội ngũ cán bộ nữ còn mỏng và hạn chế, nên ảnh hưởng không ít đến việc đua ra các quyết định mang tính nhạy cảm giới, chưa phản ánh một cách đầy đủ trong các chính sách, chương trình, dự án phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương.

 

Các đại biểu tham dự toạ đàm "Vai trò của nữ công nhân khu chế xuất và công nghiệp TP. Cần Thơ"


Về mục tiêu các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

Có thể khẳng định, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình và tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Trong đó, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp khoảng 25%. Số lao động nữ được giải quyết việc làm: 35.568/63.669 chiếm 55,86% trên tổng số lao động được giải quyết việc làm. Tiền lương trả cho người lao động không có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Tổng số lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề: 2.430/4.765 chiếm 51%/ tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề. Đặc biệt, lao động nữ vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, giảm nghèo là: 9.680 người, tỷ lệ nữ được vay vốn đạt 80%.

Mục tiêu các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước đảm bảo tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Cần Thơ đã duy trì và phát huy các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ công chức, viên chức với chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2015 - 2020 (hỗ trợ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ) mức thưởng cao hơn nam giới. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức UBND thành phố hàng năm đều chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện quan tâm, ưu tiên cử cán bộ nữ đi học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.

Thông qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng, hiện  tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức nữ có trình độ tiến sĩ và tương đương là 46/165 (tỷ lệ 27,87%); thạc sĩ và tương đương là 980/2078 (tỷ lệ 47%). Đặc biệt, tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hiện đạt khoảng 88%.

Mục tiêu các hoạt động nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Cần Thơ đã quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, bệnh viện, phòng khám ngày càng hoàn thiện và quan tâm bố trí, đào tạo cán bộ ngành y tế cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với các bà mẹ. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc ngày càng cao.

Đặc biệt, mục tiêu các hoạt động nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong  đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới được quan tâm đặc biệt, theo đó, số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý, sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là 56,52%. Số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình là 73%. Số nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng 100%.

 

Bà Võ Th Hng Ánh (áo dài đỏ), Phó Ch tch UBND TP.Cn Thơ và bà Trần Thị Xuân Mai (ngoài cùng bên trái), Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ trao kinh phí h tr trang thiết b hot đng cho các CLB n công nhân


Bên cạnh đó, các mục tiêu như hoạt động nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, các hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới được thực hiện đạt kêt quả tốt. 100% CBCCVC làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN các cấp được tập huấn nghiệp vụ.

Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được các sở, ban, ngành, đoàn thể và các quận, huyện quan tâm, đẩy mạnh, lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần tác động tích cực đến việc thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên toàn thành phố.

 Thời gian tới, Cần Thơ kiến nghị với Trung ương khi xây dựng chính sách đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đều lưu ý chú trọng xây dựng chính sách riêng đối với nữ; chế độ phụ cấp đi học, khuyến khích hỗ trợ sau đại học cho nữ luôn được ưu tiên cao hơn nam. Các cấp, các ngành khi tiến hành quy hoạch cán bộ, chọn nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND, UBND các cấp có chú trọng tăng cường đội ngũ cán bộ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ cấu… Góp phần đưa nhận thức về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ ngày càng được nâng cao trong các cấp, các ngành và toàn xã hội. Thực hiện lồng ghép giới vào các chương trình, kế hoạch của ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và quận, huyện cũng như nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, chính sách có yếu tố cản trở việc thực hiện bình đẳng giới như tuổi đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, nghỉ hưu...

THIÊN KHANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh