THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:13

Vết bỏng nặng hơn vì xử lý sai cách

 

Chị Hằng vội xả nước vào chân cho con, rồi lôi lọ mỡ trăn chồng chị đi công tác mang về, chị vẫn cất cẩn thận trong tủ lạnh từ năm ngoái ra bôi rồi băng vết bỏng lại cho con. Có vẻ như mỡ trăn có tác dụng nên sau một hồi khóc thổn thức, bé Hà đã dịu dần và ngủ thiếp đi. Chị Hằng vừa thương con, vừa ân hận vì sự bất cẩn của mình mà để con phải chịu đau, nên dù con đã ngủ, chị vừa ôm con vừa thút thít khóc...

Hôm sau, chị thay băng cho con thì thấy vết bỏng phồng lên, định đưa con đi khám nhưng chồng chị động viên: - Phải vài hôm mới đỡ được em ạ, mỡ trăn là tốt lắm đấy, anh thấy bà con dân tộc chữa bỏng bằng cách này mà chẳng phải thuốc thang gì cả. Thôi, em xin nghỉ làm ở nhà chăm con, kiên trì rồi sẽ khỏi...

Nghe chồng nói vậy, chị Hằng cũng yên tâm phần nào.  Nhưng sang ngày thứ 3, thứ 4 thì vết bỏng càng phồng to rồi vỡ, loét sâu vào trong hơn. Lúc này chị mới hoảng hốt đưa con đi khám. Nghe chị trình bày, bác sĩ cho biết chị xử lý vết bỏng cho con sai cách, nên làm tổn thương sâu hơn và có nguy cơ để lại sẹo xấu…

BS. Hoàng Mai Phương - Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội cho biết, thông thường, bỏng nước sôi thường là nhẹ, chỉ mức độ 1- 2 và không có tổn thương sâu. Nếu được xử lý đúng cách thì không cần đi bệnh viện thì vết bỏng cũng được chữa khỏi...

Tuy nhiên, trên thực tế không ít trường hợp khi con bị bỏng, cha mẹ đã dùng các biện pháp “dân gian” như mỡ trăn để bôi chữa bỏng. Có thể mỡ trăn làm dịu ngay vết bỏng, mang lại cảm giác dễ chịu tức thời, nhưng tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định mỡ trăn có khả năng chữa lành vết bỏng. Ngoài ra, nếu mỡ trăn mà bảo quản không được tốt (quá hạn sử dụng như trường hợp của chị Hằng) thì có thể khiến vết bỏng bị nhiễm trùng nặng hơn, dẫn tới tổn thương lan rộng và sâu hơn.

Do đó, đối với trẻ nhỏ khi bị bỏng nước sôi, các bậc phụ huynh (hoặc người chăm sóc trẻ) phải hết sức bình tĩnh và xử trí đúng cách, kịp thời như sau:

Nhanh chóng xả rửa vùng da bị bỏng bằng vòi nước mát (không dùng nước đá) khoảng 15 phút. Việc làm này sẽ giúp giảm đau và giảm diện tích da bị tổn thương, giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Sau khi xả nước thì bôi kem trị bỏng lên vùng da bị bỏng và dùng gạc vô trùng băng lại. Nếu vùng bị bỏng ở ngón chân hoặc ngón tay thì cần chú ý băng tách từng ngón để tránh dính các ngón vào nhau.

                                                              Vết bỏng cần được sơ cứu đúng cách

Sau khi sơ cứu xong, nếu thấy tổn thương bỏng rộng và nặng thì phải đưa trẻ đến ngay viện bỏng để được điều trị. Còn đối với trường hợp bỏng nhẹ, diện tích hẹp thì việc xử lý đúng cách và vệ sinh thay rửa vết bỏng hằng ngày bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và bôi kem trị bỏng; băng vết thương lại để giữ độ ẩm cho da... thì chỉ sau 10-15 ngày sẽ lành và ít để lại sẹo.

Nghe bác sĩ nói vậy, chị Hằng lại càng thêm buồn. Chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình mà chị đã để tổn thương của con từ nhẹ thành nặng và có nguy cơ để lại sẹo xấu trên bàn chân của con gái.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh